Mục tiêu của đề án muốn phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn của TP; đầu mối của khu vực (hơn 54% doanh nghiệp logistics cả nước kinh doanh tại TPHCM); kéo giảm chi phí logistics xuống còn 16% GDP vào năm 2015; xây dựng chương trình hỗ trợ kiến thức về quản trị logistics; đề xuất, kiến nghị trung ương hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về logistics và các chính sách đặc thù hỗ trợ, phát triển ngành…


Theo ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TPHCM, logistics đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế trong khu vực nói riêng và trên cả nước nói chung. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế đã đặt các kho hàng lớn tại Khu công nghiệp Tân Bình, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc… Từ đây, hàng hóa được vận chuyển trực tiếp đến khách hàng thông qua các trang thương mại điện tử, dịch vụ giao hàng nhanh kết nối với doanh nghiệp. Đáng lưu ý, trong đề án nói trên nhấn mạnh đến việc phát triển các ứng dụng công nghệ smart logistics, nhằm hướng đến trung tâm logistics hiện đại không dựa vào quy mô diện tích; kết nối người sử dụng dịch vụ với người cung cấp dịch vụ logistics; tạo cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ…
Các tin, bài viết khác
-
Ông Nguyễn Đức Kiên làm Tổ trưởng tư vấn kinh tế của Thủ tướng
-
Sau khi đánh giá lại, quy mô GDP tăng vọt
-
Bỏ số liệu ảo để phát triển thật
-
Ngân hàng đẩy vốn vào kinh doanh dịp cuối năm
-
Vui buồn nuôi heo vụ tết
-
Sức mua thịt heo giảm mạnh
-
Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn và cởi mở
-
Kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 500 tỷ USD
-
Đầu tư 8.656 tỷ đồng phát triển 2 dự án đô thị mới tại An Giang
-
Khởi sắc sức mua cuối năm