
Sau khi Báo SGGP số ra ngày 27-7 đăng bài Bảo hiểm y tế (BHYT)) - Nguy cơ vỡ quỹ trong đó có nêu một số giải pháp “cứu nguy” của BHXH Việt Nam, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ những người có thẻ BHYT; các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) và cả các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Xin trích giới thiệu cùng bạn đọc.
Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi đồng 1 TPHCM:
Cần tăng cường giám sát

Khi bãi bỏ đồng chi trả 20% viện phí, bệnh nhân được lợi nhiều, bệnh viện (BV) cũng thoải mái, bởi toàn bộ chi phí đã có BHYT chi trả. Hiện nay, khi quyền lợi của người có thẻ BHYT được mở rộng nhiều - đặc biệt là nhiều loại hình kỹ thuật cao - thì việc tăng phí BHYT là cần thiết.
Một thực tế thường xuyên diễn ra, ảnh hưởng lớn đến quỹ KCB cần được quan tâm là những chỉ định của bác sĩ (BS) – nhất là ở cơ sở y tế ngoài công lập - chưa được giám sát.
Khi BS lạm dụng chỉ định cho chụp CT, MRI, DSA, xét nghiệm chuyên sâu hoặc “phóng tay” cho cùng lúc nhiều loại thuốc đắt tiền thì BHYT phải “ôm” hết. Ở nước ngoài, có hẳn một bộ phận chuyên giám sát những chỉ định của BS, nếu chỉ định nào không hợp lý mà BV không lý giải được thì BV sẽ phải “ôm” số chi phí đó.
Bác sĩ Lý Lệ Thanh, Giám đốc BV Nguyễn Trãi:
Đã có sự lạm dụng thẻ BHYT trong việc KCB
Từ khi quyền lợi của người bệnh được mở rộng sau NĐ 63, số người đến khám và điều trị tăng vọt. Không ít bệnh nhân đã sử dụng thẻ BHYT trong nhiều ngày, khám bệnh ở những chuyên khoa khác nhau để lãnh thuốc… đi bán. Dù biết điều này nhưng BV không thể không khám khi bệnh nhân đến. Vì thế, cần trở lại quy định đồng chi trả 20% (thể hiện trách nhiệm của bệnh nhân đối với quá trình điều trị của mình).
Trường hợp số tiền chi trả 20% quá cao (bệnh cần điều trị lâu dài, chẩn đoán kỹ thuật cao, thuốc đắt tiền, gia đình người bệnh khó khăn…), BV cần xem xét miễn giảm. Ngoài ra, để quyền lợi của người bệnh được đảm bảo và tạo điều kiện cho BV phục vụ tốt, BHXH nên quyết toán sớm nhất khoản kinh phí bội chi.
Ông Lê Văn Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh:
Nên xây dựng một chế độ bảo hiểm có nhiều quyền lợi
Nguyên tắc bảo hiểm là phải cân bằng giữa rủi ro và tổn thất. Nếu đánh giá rủi ro quá cao và thu một số phí cao sẽ không thu hút được người tham gia bảo hiểm; ngược lại nếu đánh giá rủi ro quá thấp và thu phí thấp sẽ không đủ bù đắp các tổn thất phải chi trả bồi thường dẫn đến khả năng vỡ quỹ như tình trạng của BHYT.
Việc BHYT mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT tương ứng với việc tăng thêm rủi ro, đúng ra phải đi đôi tăng phí để tăng quỹ nhưng BHYT lại giảm phí. Điều này tốt cho người dân nhưng phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học để luôn đảm bảo cân bằng quỹ.
Việc khôi phục quy định người bệnh cùng chi trả 20% chi phí KCB là không nên, mà nên xây dựng chi tiết một chế độ bảo hiểm có nhiều quyền lợi cho người mua BHYT cụ thể, rõ ràng để người tham gia BHYT có thể lựa chọn các quyền lợi cho mình và tương đương số phí của họ phải đóng.
Việc đánh giá tỷ lệ rủi ro cần được làm chính xác để đưa ra một tỷ lệ phí cho phù hợp, khi đó mới có thể bảo vệ việc tăng lên 3% là phù hợp. Ngoài ra, một điều quan trọng là chúng ta phải giảm thiểu các chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình và tăng cường đầu tư tài chính các khoản quỹ thu được còn nhàn rỗi nhằm giảm bớt gánh nặng đóng phí cho người dân.
OANH - TRƯỚC - LIÊN
Anh Thái Văn Thuấn, kỹ sư Công ty Xây dựng H&T quận Tân Bình: |