Thông tin từ hội nghị, hiện số trường ĐH và cao đẳng đã được kiểm định chiếm 50% và tỷ lệ trường đạt được sau khi kiểm định là 96%. Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc kiểm định và xếp hạng ĐH hiện nay tại Việt Nam đã khiến dư luận hiểu sai về chất lượng thật của các trường.
Nhiều chuyên gia cũng thẳng thắn nêu lên các hiện tượng như có thông tin về việc chọn trung tâm kiểm định nào để dễ được công nhận; có trường bị đánh rớt nhưng sau đó mời trung tâm khác kiểm định thì được công nhận đạt chuẩn ngay… nên chất lượng kiểm định giáo dục chưa khách quan.
Mặc dù trên danh nghĩa, hệ thống kiểm định của Việt Nam được cho là theo mô hình kiểm định của Hoa Kỳ, nhưng thực sự hệ thống kiểm định hiện nay gần như do Bộ GD-ĐT kiểm soát tuyệt đối, từ các tiêu chuẩn kiểm định, phương pháp thực hiện, thẩm quyền thành lập trung tâm kiểm định, nội dung đào tạo, thẩm quyền cấp thẻ kiểm định viên… Điều này đã tác động tiêu cực đến tiến độ và hiệu quả của việc triển khai kiểm định trong hệ thống giáo dục ĐH.
Trước những bất cập trên, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên mở thêm các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục và tạm ngừng đào tạo thêm các kiểm định viên. Thay vào đó, nên thành lập trung tâm kiểm định các tổ chức kiểm định hiện nay.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM: Rà soát điều kiện tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT tư thục
-
Livestream tư vấn chọn trường nào cho con, công lập, tư thục hay quốc tế?
-
Bình Phước: Trên 15.000 viên chức công tác trong ngành giáo dục
-
TPHCM và Đại học Quốc gia TPHCM hợp tác, hỗ trợ cùng phát triển
-
Cảnh cáo hiệu phó bắt học sinh ăn thức ăn đã bỏ vào thùng rác
-
Học sinh tìm hiểu về sử dụng nước sạch bằng công nghệ 3D
-
TPHCM đẩy mạnh tự chủ tuyển dụng giáo viên
-
1.400 thí sinh tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới
-
TPHCM: Lấy ý kiến dự thảo mức thu học phí mới
-
Kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Thí sinh quan tâm nhóm ngành xã hội