Châu Á cần kích thích tiêu dùng nội địa

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 30-3 cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua là lời cảnh tỉnh để châu Á tiếp tục các chương trình cải cách, kể cả việc mở rộng mạng lưới an sinh xã hội.

Theo ông Rajat Nag, giám đốc điều hành ADB, khu vực châu Á đang phục hồi kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dự báo nhưng gần 57 triệu người vẫn sống trong đói nghèo. Ông kêu gọi các nền kinh tế châu Á nên dần dần giảm bớt việc dựa quá nhiều vào hàng xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản thay vào đó nên đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.

Ông cho rằng xuất khẩu châu Á trong 3 thập niên qua đã đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng nhưng giờ đây nên xem lại.

Ông Nag nói: “Tăng trưởng cân bằng ở châu Á thực sự có nghĩa khi châu Á trở thành khách hàng hơn chỉ là nhà sản xuất”. Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, theo người đứng đầu ADB, cần kích thích thương mại khu vực hoặc thuyết phục các nước châu Á có chính sách tự do hơn về tiền tệ. Ông cho rằng tỷ lệ tiết kiệm chiếm trên 30% GDP của châu Á vẫn là quá cao so với nhiều khu vực khác. 

K.MINH

Đọc nhiều nhất

Hồ sơ - tư liệu

Rắc rối từ hạn sử dụng thực phẩm

Không có tiêu chuẩn chung về hạn sử dụng thực phẩm, rất nhiều thực phẩm tốt bị loại bỏ vì hiểu nhầm hạn sử dụng... Tất cả gây lãng phí và làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Liên hiệp quốc ước tính, thất thoát và lãng phí lương thực toàn cầu chiếm 8%-10% tổng ô nhiễm khí nhà kính.

Chính trường thế giới

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)

Sáng 19-5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chính thức khai mạc với sự kiện các nhà lãnh đạo G7 đến thăm Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Đây là lần đầu tiên, tất cả các nhà lãnh đạo G7, trong đó có 3 cường quốc hạt nhân là Mỹ, Anh và Pháp, cùng đến thăm Bảo tàng tưởng niệm Hiroshima.

Chuyện đó đây

Thiết bị cấy ghép giúp người bại liệt đi lại được

Theo công trình được công bố trên Tạp chí Nature, anh Gert-Jan Oskam, người Hà Lan, 40 tuổi, bị liệt trong một tai nạn xe đạp cách đây 12 năm, được cấy ghép thiết bị điện tử trong não. Khi anh suy nghĩ đến hành động đi, tín hiệu được đưa đến chân thông qua bộ phận cấy ghép thứ hai trên cột sống, giúp anh có thể đi lại.