Ngành công nghiệp môi trường
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản 5 tháng đầu năm 2018 khoảng 3,4 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, toàn ngành quyết tâm nâng giá trị xuất khẩu lên 9 tỷ USD, trong đó khoảng 8,6 tỷ USD là gỗ và các sản phẩm từ gỗ, 400 triệu USD còn lại là lâm sản ngoài gỗ. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), mục tiêu này có thể đạt được bởi đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gỗ chế biến đã có đủ đơn hàng đến cuối năm. Cộng đồng doanh nghiệp DN gỗ trong nước chiếm trên 53%, các DN FDI chỉ còn 47% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước. Đây là năm thứ 3 liên tiếp các DN trong nước vượt lên. Việt Nam trở thành số ít quốc gia có vị trí quan trọng trên bản đồ sản xuất đồ gỗ thế giới khi xuất khẩu đứng thứ 5 toàn cầu, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á và là ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu đứng hàng thứ 6 trong nước.
Nếu nhìn vào những con số đạt được, chưa thể hình dung hết ý nghĩa thật sự mà ngành này mang lại. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của ngành thời hậu suy thoái toàn cầu từ 2011 đến nay là 12,3%. Chế biến gỗ là ngành xuất siêu cao, tăng trưởng ổn định, ít phụ thuộc; giữ vai trò thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ như máy móc, công cụ sản xuất, vật liệu kim khí, bao bì, ốc vít, thiết kế, vải, thuộc da, chèn lót, từ chỗ phần lớn phải nhập khẩu sau 10 năm tỷ lệ nội địa hóa ngày một cao; tạo điều kiện để kỹ thuật chế biến như uốn gỗ, xử lý biến tính, giúp ngành vận tải, logistic, chế tạo vật liệu mới… cùng phát triển. Hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm thông qua hội chợ quốc tế được tổ chức trong nước (Vifa-Expo và Vifa Home) nhiều năm qua, không những giúp các DN không phải bỏ ngoại tệ ra nước ngoài triển lãm, mà còn thu hút 4.000 khách nước ngoài mỗi năm, góp phần phát triển ngành du lịch cả nước.
Để làm ra con số 9,65 tỷ USD (trong đó 1,65 tỷ USD thị trường nội địa), năm 2017, các DN chỉ nhập khẩu 1,5 tỷ USD gỗ nguyên liệu, tương ứng 48% khối lượng cần cho chế biến. Điều đó cũng có nghĩa là sử dụng 52% gỗ rừng trồng trong nước, tương ứng 1,03 tỷ USD; chưa kể giá trị gỗ rừng trồng dùng cho gỗ ghép và dăm gỗ xuất khẩu, khoảng 1,5 tỷ USD. Nhu cầu nguyên liệu của ngành đã kích thích việc trồng rừng để đáp ứng nguồn gỗ hợp pháp cho sản xuất, tác động đến việc phát triển công nghiệp chế biến trung gian như ván dăm, ván ghép; tạo điều kiện để người dân tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; góp phần làm tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 39,7% năm 2011 lên 41,45% năm 2017. Tỷ lệ sử dụng gỗ trồng trong nước tính theo khối lượng từ 36% năm 2005 tăng lên 52% năm 2017 và kỳ vọng 55% năm 2020. Nhờ có nguồn nguyên liệu trong nước, DN có lợi thế cạnh tranh vì rẻ hơn so với việc nhập khẩu.
Nhiều người cho rằng, phát triển chế biến gỗ làm ảnh hưởng đến môi trường. Thực tế Chính phủ đóng cửa rừng từ cuối năm 2014 đến nay, nhưng ngành chế biến gỗ xuất khẩu vẫn tăng, vì sử dụng gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng để xuất khẩu. Chế biến gỗ giúp người dân có thị trường tiêu thụ ổn định, qua đó phát triển rừng trồng, thay thế khai thác gỗ tự nhiên, tăng tỷ lệ che phủ rừng, giảm phát thải; tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống nông thôn miền núi; mở ra cơ hội sử dụng các loại tài nguyên khác như mây, tre, lá, gốc - rễ và các loại vật liệu khác… Là ngành sản xuất thân thiện với môi trường, là tài nguyên duy nhất tái sinh, có thể nói chế biến gỗ là ngành công nghiệp môi trường, góp phần vào việc bảo vệ rừng tự nhiên, sự đa dạng sinh học, giảm hiệu ứng nhà kính, đưa Việt Nam là quốc gia không những xuất khẩu sản phẩm gỗ hợp pháp mà còn xuất khẩu chứng chỉ carbon; là ngành kinh tế dân sinh, thu hút đông đảo lực lượng lao động giản đơn trồng rừng đến lao động kỹ thuật trong nhà máy. Chuỗi sinh phẩm ngành gỗ kéo dài từ trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại, xây dựng, trang trí nội ngoại thất…, trong đó chế biến gỗ là trung tâm.
Từ ngoài vào trong
Hiếm có quốc gia mới bước vào nghề gỗ mà chiếm những vị trí hàng đầu, vì vậy thời gian tới không đơn thuần là làm gì để xuất khẩu cao hơn con số 8 tỷ USD như năm 2017, mà làm sao gia tăng giá trị sản phẩm cao hơn. Các sản phẩm gỗ Việt hiện đã tiến “vào trong nhà - indoor” có giá trị gia tăng cao so với trước đây; gia công nhiều các sản phẩm “ngoài trời - outdoor”. Đây mới là mảng sản phẩm khách hàng quốc tế chịu đầu tư kinh phí nhiều hơn, đòi hỏi khâu thiết kế, sáng tạo, góp phần quyết định trong việc tạo tác, tạo không gian sống.
Nhưng vấn đề lớn nhất của DN gỗ Việt Nam là giá trị gia tăng còn thấp. Những đơn hàng gia công cho các thương hiệu quốc tế số lượng thì nhiều, nhưng lợi nhuận mà DN có được từ sản phẩm không cao. Nhờ số lượng lớn, doanh thu DN vẫn ổn định, nhưng người mua hàng luôn đòi hỏi giá giảm. DN canh cánh bài toán giá thành. Nếu nhà nhập khẩu tìm được nhà cung cấp khác giả rẻ hơn, xem như DN bị động. “Không có thiết kế, không có sản phẩm riêng, không có thương hiệu…, dẫu khả năng sản xuất tốt, dây chuyền hiện đại, chuyên môn hóa cao, chúng ta vẫn chỉ là những người ngồi chờ khách hàng, chờ cơ hội, chưa thể chủ động trong kinh doanh”, ông Nguyễn Chánh Phương, Chủ tịch HĐTV Công ty Danh Mộc, nhận định.
Lời giải cho bài toán nâng cao vị thế ngành gỗ Việt trên thế giới là gia tăng hàm lượng chất xám, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, đề cao yếu tố nhanh nhạy và sáng tạo để có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng. DN còn có thể tận dụng hiệu quả nguồn lực. Theo ông Lê Tấn Minh, Giám đốc Công ty TNHH Curato9102, thay vì chạy theo những đơn hàng hay thị hiếu thị trường, khi đầu tư thiết kế dựa trên những hạ tầng có sẵn, DN tận dụng tài nguyên của mình như thế mạnh. Khoản đầu tư này giúp DN tránh lãng phí và khấu hao tài nguyên một cách hợp lý. Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa), ngành gỗ Việt cần định vị lại, chế biến gỗ tương lai không cạnh tranh về giá mà về sản phẩm. Đó mới là con đường bền vững”.
Thực tế khách hàng ngành gỗ thế giới khi mua đồ gỗ phân khúc cao cấp, nếu không phải từ Ý thì sẽ mua hàng Việt Nam. Nghĩa là, chúng ta đang được thế giới lựa chọn vì khả năng mang đến thị trường những sản phẩm cao cấp nhất. Vậy thì, bên cạnh việc gia công thật tốt, mang đến hình ảnh đồ gỗ Việt Nam chất lượng hàng đầu, DN cũng cần đầu tư để chinh phục phân khúc này, với giá trị lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc gia công theo thiết kế. “Đã đến lúc, DN chế biến gỗ Việt sẵn sàng cho cuộc chơi mang tên thương hiệu trong thời gian tới”, ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu nhấn mạnh.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản 5 tháng đầu năm 2018 khoảng 3,4 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, toàn ngành quyết tâm nâng giá trị xuất khẩu lên 9 tỷ USD, trong đó khoảng 8,6 tỷ USD là gỗ và các sản phẩm từ gỗ, 400 triệu USD còn lại là lâm sản ngoài gỗ. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), mục tiêu này có thể đạt được bởi đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gỗ chế biến đã có đủ đơn hàng đến cuối năm. Cộng đồng doanh nghiệp DN gỗ trong nước chiếm trên 53%, các DN FDI chỉ còn 47% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước. Đây là năm thứ 3 liên tiếp các DN trong nước vượt lên. Việt Nam trở thành số ít quốc gia có vị trí quan trọng trên bản đồ sản xuất đồ gỗ thế giới khi xuất khẩu đứng thứ 5 toàn cầu, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á và là ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu đứng hàng thứ 6 trong nước.
Nếu nhìn vào những con số đạt được, chưa thể hình dung hết ý nghĩa thật sự mà ngành này mang lại. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của ngành thời hậu suy thoái toàn cầu từ 2011 đến nay là 12,3%. Chế biến gỗ là ngành xuất siêu cao, tăng trưởng ổn định, ít phụ thuộc; giữ vai trò thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ như máy móc, công cụ sản xuất, vật liệu kim khí, bao bì, ốc vít, thiết kế, vải, thuộc da, chèn lót, từ chỗ phần lớn phải nhập khẩu sau 10 năm tỷ lệ nội địa hóa ngày một cao; tạo điều kiện để kỹ thuật chế biến như uốn gỗ, xử lý biến tính, giúp ngành vận tải, logistic, chế tạo vật liệu mới… cùng phát triển. Hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm thông qua hội chợ quốc tế được tổ chức trong nước (Vifa-Expo và Vifa Home) nhiều năm qua, không những giúp các DN không phải bỏ ngoại tệ ra nước ngoài triển lãm, mà còn thu hút 4.000 khách nước ngoài mỗi năm, góp phần phát triển ngành du lịch cả nước.
Để làm ra con số 9,65 tỷ USD (trong đó 1,65 tỷ USD thị trường nội địa), năm 2017, các DN chỉ nhập khẩu 1,5 tỷ USD gỗ nguyên liệu, tương ứng 48% khối lượng cần cho chế biến. Điều đó cũng có nghĩa là sử dụng 52% gỗ rừng trồng trong nước, tương ứng 1,03 tỷ USD; chưa kể giá trị gỗ rừng trồng dùng cho gỗ ghép và dăm gỗ xuất khẩu, khoảng 1,5 tỷ USD. Nhu cầu nguyên liệu của ngành đã kích thích việc trồng rừng để đáp ứng nguồn gỗ hợp pháp cho sản xuất, tác động đến việc phát triển công nghiệp chế biến trung gian như ván dăm, ván ghép; tạo điều kiện để người dân tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; góp phần làm tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 39,7% năm 2011 lên 41,45% năm 2017. Tỷ lệ sử dụng gỗ trồng trong nước tính theo khối lượng từ 36% năm 2005 tăng lên 52% năm 2017 và kỳ vọng 55% năm 2020. Nhờ có nguồn nguyên liệu trong nước, DN có lợi thế cạnh tranh vì rẻ hơn so với việc nhập khẩu.
Nhiều người cho rằng, phát triển chế biến gỗ làm ảnh hưởng đến môi trường. Thực tế Chính phủ đóng cửa rừng từ cuối năm 2014 đến nay, nhưng ngành chế biến gỗ xuất khẩu vẫn tăng, vì sử dụng gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng để xuất khẩu. Chế biến gỗ giúp người dân có thị trường tiêu thụ ổn định, qua đó phát triển rừng trồng, thay thế khai thác gỗ tự nhiên, tăng tỷ lệ che phủ rừng, giảm phát thải; tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống nông thôn miền núi; mở ra cơ hội sử dụng các loại tài nguyên khác như mây, tre, lá, gốc - rễ và các loại vật liệu khác… Là ngành sản xuất thân thiện với môi trường, là tài nguyên duy nhất tái sinh, có thể nói chế biến gỗ là ngành công nghiệp môi trường, góp phần vào việc bảo vệ rừng tự nhiên, sự đa dạng sinh học, giảm hiệu ứng nhà kính, đưa Việt Nam là quốc gia không những xuất khẩu sản phẩm gỗ hợp pháp mà còn xuất khẩu chứng chỉ carbon; là ngành kinh tế dân sinh, thu hút đông đảo lực lượng lao động giản đơn trồng rừng đến lao động kỹ thuật trong nhà máy. Chuỗi sinh phẩm ngành gỗ kéo dài từ trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại, xây dựng, trang trí nội ngoại thất…, trong đó chế biến gỗ là trung tâm.
Từ ngoài vào trong
Hiếm có quốc gia mới bước vào nghề gỗ mà chiếm những vị trí hàng đầu, vì vậy thời gian tới không đơn thuần là làm gì để xuất khẩu cao hơn con số 8 tỷ USD như năm 2017, mà làm sao gia tăng giá trị sản phẩm cao hơn. Các sản phẩm gỗ Việt hiện đã tiến “vào trong nhà - indoor” có giá trị gia tăng cao so với trước đây; gia công nhiều các sản phẩm “ngoài trời - outdoor”. Đây mới là mảng sản phẩm khách hàng quốc tế chịu đầu tư kinh phí nhiều hơn, đòi hỏi khâu thiết kế, sáng tạo, góp phần quyết định trong việc tạo tác, tạo không gian sống.
Nhưng vấn đề lớn nhất của DN gỗ Việt Nam là giá trị gia tăng còn thấp. Những đơn hàng gia công cho các thương hiệu quốc tế số lượng thì nhiều, nhưng lợi nhuận mà DN có được từ sản phẩm không cao. Nhờ số lượng lớn, doanh thu DN vẫn ổn định, nhưng người mua hàng luôn đòi hỏi giá giảm. DN canh cánh bài toán giá thành. Nếu nhà nhập khẩu tìm được nhà cung cấp khác giả rẻ hơn, xem như DN bị động. “Không có thiết kế, không có sản phẩm riêng, không có thương hiệu…, dẫu khả năng sản xuất tốt, dây chuyền hiện đại, chuyên môn hóa cao, chúng ta vẫn chỉ là những người ngồi chờ khách hàng, chờ cơ hội, chưa thể chủ động trong kinh doanh”, ông Nguyễn Chánh Phương, Chủ tịch HĐTV Công ty Danh Mộc, nhận định.
Lời giải cho bài toán nâng cao vị thế ngành gỗ Việt trên thế giới là gia tăng hàm lượng chất xám, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, đề cao yếu tố nhanh nhạy và sáng tạo để có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng. DN còn có thể tận dụng hiệu quả nguồn lực. Theo ông Lê Tấn Minh, Giám đốc Công ty TNHH Curato9102, thay vì chạy theo những đơn hàng hay thị hiếu thị trường, khi đầu tư thiết kế dựa trên những hạ tầng có sẵn, DN tận dụng tài nguyên của mình như thế mạnh. Khoản đầu tư này giúp DN tránh lãng phí và khấu hao tài nguyên một cách hợp lý. Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa), ngành gỗ Việt cần định vị lại, chế biến gỗ tương lai không cạnh tranh về giá mà về sản phẩm. Đó mới là con đường bền vững”.
Thực tế khách hàng ngành gỗ thế giới khi mua đồ gỗ phân khúc cao cấp, nếu không phải từ Ý thì sẽ mua hàng Việt Nam. Nghĩa là, chúng ta đang được thế giới lựa chọn vì khả năng mang đến thị trường những sản phẩm cao cấp nhất. Vậy thì, bên cạnh việc gia công thật tốt, mang đến hình ảnh đồ gỗ Việt Nam chất lượng hàng đầu, DN cũng cần đầu tư để chinh phục phân khúc này, với giá trị lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc gia công theo thiết kế. “Đã đến lúc, DN chế biến gỗ Việt sẵn sàng cho cuộc chơi mang tên thương hiệu trong thời gian tới”, ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu nhấn mạnh.