Chế tạo thép xanh từ bùn đỏ

Ngành công nghiệp sản xuất nhôm thải ra khoảng 198 triệu tấn bùn đỏ (cặn bauxite) hàng năm, chất này có tính ăn mòn cực cao vì độ kiềm cao và nhiều kim loại nặng độc hại.

Bùn đỏ (cặn bauxite) tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: New Atlas
Bùn đỏ (cặn bauxite) tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: New Atlas

Ngành công nghiệp thép cũng gây tổn hại môi trường không kém, chịu trách nhiệm cho 8% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Các nhà khoa học từ Max-Planck-Institut für Eisenforschung (Đức), một trung tâm nghiên cứu về sắt, đã tìm ra giải pháp biến phụ phẩm bùn đỏ độc hại còn sót lại từ quá trình sản xuất nhôm thành thép xanh.

Bùn đỏ chứa tới 60% oxit sắt. Làm tan chảy bùn trong lò hồ quang điện sử dụng plasma chứa 10% hydro sẽ khử bùn thành sắt lỏng và oxit lỏng, cho phép dễ dàng chiết xuất sắt. Các nhà nghiên cứu cho biết, kỹ thuật khử plasma mất 10 phút và tạo ra sắt rất tinh khiết, có thể được xử lý trực tiếp thành thép.

Trước đây, các nhà nghiên cứu sản xuất sắt từ bùn đỏ bằng cách sử dụng phương pháp tương tự nhưng bằng than cốc, khiến sắt bị ô nhiễm nặng và thải ra lượng lớn CO2. Matic Jovičević-Klug, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Quy trình của chúng tôi có thể đồng thời giải quyết vấn đề lãng phí trong ngành sản xuất nhôm và cải thiện lượng khí thải carbon của ngành thép”.

Tin cùng chuyên mục