Ngày 21-1, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) chính thức phát động Chương trình Giải thưởng Sao Khuê 2021.
Đây là giải thưởng uy tín và danh giá nhất của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, được VINASA tổ chức lần đầu tiên năm 2003 với mục đích tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và CNTT Việt Nam.
Từ năm 2005, để tăng cường hỗ trợ, định hướng cho ngành, phạm vi đối tượng giải thưởng được mở rộng tới các sản phẩm và dịch vụ của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Từ đó đến nay, nhằm cập nhật các xu thế công nghệ mới nhất, định hướng thị trường ứng dụng CNTT Việt Nam, Giải thưởng Sao Khuê đã liên tục được cập nhật, cải tiến qua các thời kỳ và trở thành một kênh truyền thông, quảng bá, định hướng thị trường hiệu quả, một nhân tố không thể thiếu thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam.
Qua 17 năm tổ chức, 1.089 Giải thưởng Sao Khuê đã được vinh danh. Qua đó, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, khẳng định uy tín sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của các doanh nghiệp và tổ chức, góp phần thiết thực khuyến khích người Việt Nam sử dụng các sản phẩm, giải pháp phần mềm do Việt Nam sáng tạo và phát triển.
Từ sự vinh danh và các hoạt động quảng bá, truyền thông của giải thưởng, nhiều doanh nghiệp CNTT đã ghi nhận doanh thu đột phá, tạo đà cho sự tăng trưởng dài hơi về quy mô, mở rộng thị phần qua các năm, có thể kể đến những tên tuổi như: Viettel, FPT, VNPT, MISA, Bravo, KMS Technology, VNG, Rikkeisoft…


Đối tượng bình chọn và công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021 bao gồm 6 nhóm: Nhóm 1: Các sản phẩm, giải pháp số (bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành). Nhóm 2: Các nền tảng chuyển đổi số cho mọi lĩnh vực. Nhóm 3: Các giải pháp công nghệ mới cho mọi lĩnh vực, có ứng dụng các công nghệ AI, IoT, Big Data, Cloud, BlockChain, RPA, VR, AR, XR, in 3D... Nhóm 4: Các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số (không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, được thương mại hóa chưa quá 3 năm. Nhóm 5: Các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới: không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, đã chính thức phát hành ra thị trường nhưng chưa quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký tham gia, đã có doanh thu và hoặc đã có người sử dụng. Nhóm 6: Các dịch vụ CNTT, chia theo 9 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành. |
Các tin, bài viết khác
-
Thêm một cách kinh doanh online không cần vốn cùng oneSME của VNPT
-
Viettel tuyên dương 4 cầu thủ có đóng góp cho U23 Việt Nam tại SEA Games 31
-
VNPT “thưởng nóng” đội tuyển bóng đá nam U23 và đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam 2 tỷ đồng
-
Khai mạc tuần lễ Khoa học công nghệ và sáng tạo ngành nước
-
Đội ngũ KH-CN phải đóng góp nhiều hơn cho đất nước
-
5G VinaPhone sẽ có tốc độ 1Gbps tại trận chung kết bóng đá nam SEA Sames 31
-
Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 2 công trình KH-CN ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
Giải thưởng VinFuture mùa 2 chính thức bước vào vòng sơ khảo
-
Gia tài của một nhà khoa học tận tụy với đời