Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học dữ liệu tại Đại học Chiết Giang đã sử dụng mạng lưới camera quan sát các hành vi bạo lực tại các khu vực khác nhau theo thời gian thực từ năm 2002 - 2016. Cơ sở dữ liệu được cung cấp từ các định nghĩa về khủng bố, bao gồm 20 đặc điểm cấu trúc và thực tế hoạt động khủng bố trong quá khứ ảnh hưởng đến nguy cơ khủng bố trong tương lai.
Tiến sĩ Andre Python cho biết, công việc của AI có thể bắt đầu bằng cách thu thập thông tin về bài học kinh nghiệm sau mỗi cuộc giao tranh khủng bố ở một định dạng dữ liệu cụ thể. Hồ sơ này sẽ có các chi tiết về các nhóm khủng bố và chiến thuật của chúng, đồng thời ghi lại những thiếu sót của riêng chúng để cải thiện. Theo thời gian, với các tập dữ liệu trong quá khứ và diễn biến, lực lượng an ninh sẽ có một cơ sở dữ liệu được cụ thể hóa về từng hoạt động khủng bố, hoặc các cuộc giao tranh và liên kết với nhiều yếu tố khác như xã hội, môi trường tự nhiên…
Với thuật toán này, kinh nghiệm dựa trên nhân dạng sẽ được khai thác triệt để và tạo cơ sở cho dự đoán chống khủng bố. Điều này sẽ giúp đạt được tiến bộ hiệu quả chống lại những kẻ khủng bố trong khi vẫn đảm bảo sự an toàn cho lực lượng an ninh.
Các tin, bài viết khác
-
Mưa bão hoành hành tại Áo, Italy, Pháp
-
Australia: Thiếu hụt lao động nghiêm trọng
-
WHO nghiên cứu khả năng đột biến gene của virus gây bệnh đậu mùa khỉ
-
Sức khỏe tâm thần của nông dân Canada xấu đi
-
Nỗ lực hòa bình trên bán đảo Triều Tiên gặp khó
-
Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Ukraine
-
Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu
-
Dùng công nghệ cứu hỏa AI bảo vệ di tích cổ
-
Lật xe khách tại Maroc, 23 người thiệt mạng
-
Mỹ ban hành luật chống biến đổi khí hậu trị giá trăm tỷ USD