Chung tay giảm thải khí methane

Diễn đàn Khí thải nhà kính methane toàn cầu 2024 tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 18 đến 21-3, được kỳ vọng có thể tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề khí thải gây biến đổi khí hậu này.

Một cơ sở sản xuất dầu khí tại Mỹ
Một cơ sở sản xuất dầu khí tại Mỹ

Diễn đàn do Sáng kiến ​​Khí methane toàn cầu, Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu, Trung tâm Khí methane toàn cầu và Liên minh Khí hậu và Không khí sạch phối hợp cùng tổ chức.

Diễn đàn quy tụ các nhà hoạch định chính sách quốc tế, đại diện lãnh đạo quốc gia, các nhà phát triển dự án, các tổ chức tài chính, giới khoa học, giới nghiên cứu và chuyên gia về biến đổi khí hậu.

Trong 3 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tham gia các phiên thảo luận chia sẻ thông tin về các vấn đề kỹ thuật, chính sách, tài chính, quy định liên quan đến chính sách khí methane và phát triển dự án tận dụng khí methane trong sản xuất điện năng, cũng như thu hút và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc giảm thiểu khí methane trong hoạt động sản xuất.

Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh tình trạng phát thải khí methane đang nổi lên là một mối đe dọa hàng đầu đối với khí hậu toàn cầu. Cơ quan Năng lượng quốc tế khẳng định việc cắt giảm khí thải methane là cần thiết để đạt được các mục tiêu quốc tế về biến đổi khí hậu.

Trong cuộc chiến dài hơi về biến đổi khí hậu và các tác động phức tạp đối với toàn cầu, khí CO2 được đặt ở vị trí trung tâm như một nguyên nhân chính chịu trách nhiệm toàn bộ cho sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây, giới khoa học thường so sánh tác động làm ấm trái đất của khí methane và CO2 trong hơn một thế kỷ và nhận thấy rằng khí methane có hại hơn 28 lần.

Theo một nghiên cứu gần đây, trong hơn 20 năm, khí methane độc hại hơn 80 lần. Tác động khí hậu do khí methane mang lại đang gây lo ngại gấp đôi bởi vì Trái đất đang gần tới việc vượt qua “các điểm tới hạn” mà ở tại đó các vòng lặp phản của khí hậu bắt đầu làm cho tình trạng ấm lên toàn cầu kéo dài.

Theo trang web của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Nigeria và Mexico là những nước phát thải gần 50% khí methane toàn cầu. Hiện Mỹ, Liên minh châu Âu và nhiều nước đã nhất trí thúc đẩy những nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2030 giảm ít nhất 30% lượng khí methane phát thải trong không khí, trong đó tập trung tại các ngành dầu mỏ và khí đốt.

Tin cùng chuyên mục