Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ

Đó là nội dụng chính của biên bản hợp tác giữa Đại học Huế với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) trong khuôn khổ Tuần lễ chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2022.


Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy kết nối hợp tác đổi mới sáng tạo giữa Đại học Huế với VINASA ​
Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy kết nối hợp tác đổi mới sáng tạo giữa Đại học Huế với VINASA ​

Theo đó, hai bên thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy kết nối hợp tác đổi mới sáng tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Hai bên cam kết hợp tác, tập trung thực hiện một số nội dung chủ yếu như đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thực tập, tuyển dụng; tổ chức sự kiện: hội nghị, hội thảo khoa học, cập nhật, trao đổi thông tin, giao lưu, ngày hội việc làm, giải thưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nhà trường; hợp tác về lĩnh vực truyền thông, phát triển thương hiệu…

Hàng năm, Đại học Huế kết hợp với các đầu mối phụ trách các lĩnh vực hoạt động của thành phố sẽ cùng VINASA trao đổi và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động hợp tác. Việc ký kết giữa lãnh đạo Đại học Huế và VINASA góp phần quan trọng trong việc phối hợp đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cung ứng cho thị trường lao động chất lượng cao trong xu thế của kỷ nguyên số và công nghiệp 4.0.

Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ ảnh 1 Biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy kết nối hợp tác đổi mới sáng tạo giữa Đại học Huế với VINASA

Tại buổi lễ ký kết, lãnh đạo hai đơn vị đã khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác trong việc phối hợp đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cung ứng cho thị trường lao động chất lượng cao trong xu thế của kỷ nguyên số và công nghiệp 4.0. PGS.TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế khẳng định, Đại học Huế là một trong những đại học tiên phong trong quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và tiến đến phát triển đại học số. Đại học Huế hiện có đội ngũ hàng đầu trong cả nước với hơn 1.000 tiến sĩ đang trực tiếp đào tạo và chuyển giao các lĩnh vực quan trọng, góp phần cho công cuộc chuyển đổi số trên toàn quốc và từng bước hội nhập quốc tế như khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo; tự động hóa và công nghệ số; kỹ thuật phần mềm; an toàn thông tin và an ninh mạng; công nghệ truyền thông số...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cho rằng, Đề án 10.000 nhân lực công nghệ thông tin cũng như định hướng của tỉnh trong phát triển và kêu gọi đầu tư về công nghệ cao, công nghệ IoT, AI, ICT hay tự động hóa phục vụ cho phát triển công nghiệp 4.0. Thông qua đó có nhiều start up công nghệ được nuôi dưỡng và hình thành từ các bạn trẻ thông qua học tập, đào tạo và rèn luyện trong môi trường Đại học Huế truyền thống, uy tín và đầy tiềm năng. 

Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ ảnh 2 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ chia sẻ về lĩnh vực chuyển chuyển đổi số với học sinh, sinh viên

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chia sẻ, thời gian qua, làn sóng đầu tư vào Huế, trong đó có các nhà đầu tư về CNTT với những tín hiệu tích cực cho thấy Huế đang chuyển động và đổi mới. Với chiến lược phát triển rõ ràng, chắc chắn các các thế hệ học sinh, sinh viên sẽ là những người chứng kiến, kiến tạo sự thay đổi, phát triển của Huế. Ngoài công tác đào tạo, tỉnh đang quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện Đề án 10.000 nhân lực về CNTT đến năm 2025. Vấn đề quan trọng là người học cũng cần nỗ lực trong học tập, hiểu rõ hơn định hướng phát triển của tỉnh, tạo được niềm tin, quyết tâm chọn ngành nghề đúng đắn.

Trong khi liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs - động lực phát triển kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh này cho biết, trên địa bàn hiện có hơn 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh những nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp đã chủ động trong tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng chuyển đổi số để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới,... tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế và là động lực cho phát triển kinh tế số tại tỉnh. Chính đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân này góp phần rất lớn và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, tuần lễ chuyển đổi số năm 2022 đã đưa vào chuyên đề “Chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs - động lực phát triển kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ ảnh 3 Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương phát biểu tại chuyên đề chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs - động lực phát triển kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên - Huế

Bên cạnh đó, trước những thuận lợi, khó khăn thách thức và đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quan tâm tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số vì mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển bền vững của tỉnh nhà; trong đó ưu tiên chuyển đổi số trên các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số quốc gia trên 3 trụ cột: chính quyền số, xã hội số, kinh tế số...

 
Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ ảnh 4 Sinh viên đại học Huế giao lưu tại chuyên đề chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ

Tận dụng tốt nhất các cơ hội, thế mạnh để đẩy mạnh chuyển đổi số

Đánh giá về quá trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho rằng, tỉnh đang có khát vọng ứng dụng công nghệ để mang lại lại giá trị, lợi ích cho người dân. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, quá trình CĐS từng bước có những thành tựu đáng ghi nhận. Chúng tôi luôn cam kết, đồng hành với tỉnh trong quá trình CĐS để tham vấn các kế hoạch CĐS cho tỉnh. Tỉnh cần tận dụng tốt nhất các thế mạnh, đưa ra phương án tổng thể, đồng thời bàn thảo các kế hoạch CĐS của các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, tỉnh nên cùng các doanh nghiệp xây dựng, đầu tư, phát triển ngành công nghệ số. Việc xây dựng tuần lễ CĐS tại Thừa Thiên Huế sẽ hướng đưa sự kiện này thành điểm nhấn về công nghệ.

Trong khi, nhiều chuyên gia khác cho rằng, tỉnh Thừa Thiên – Huế cần xác định rõ bản chất của CĐS là gì, quá trình CĐS của tỉnh đang ở đâu trên bản đồ Việt Nam. Cố vấn CĐS Nguyễn Văn Hòa cho rằng, CĐS là quá trình thay đổi phương thức sản xuất, vấn đề lớn nhất của CĐS là nhận thức. Do vậy, tỉnh Thừa Thiên – Huế cần kết hợp, thống nhất những nội dung CĐS để mang màu sắc Huế. Màu sắc CĐS  là văn hóa và tính trí tuệ. Tỉnh cần chú trọng đến phát triển kinh tế số bằng cách tận dụng tiềm năng từ du lịch và phát triển cộng đồng doanh nghiệp số.

Vấn đề tập trung dữ liệu, nhân lực công nghệ thông tin đang là nguyên nhân tạo ra những khó khăn trong quá trình CĐS . Khi dữ liệu không thống nhất thì sẽ không có giá trị cao. Chủ tịch Hội đồng quản trị FSI ông Nguyễn Hùng Sơn cho rằng, quá trình CĐS phải lấy dữ liệu trung tâm, tạo nên nền tảng số trên các lĩnh vực. Việc đầu tư hạ tầng để lưu trữ dữ liệu, ông Nguyễn Nhật Quang, Giám đốc VNPT Thừa Thiên - Huế đề xuất, trong kế hoạch CĐS của tỉnh cần giải quyết mối quan hệ giữa các bài toán quan trọng của quốc gia về cơ sở dữ liệu; tập trung dữ liệu từ Trung ương đến địa phương để khỏi xảy ra tình trạng chồng chéo.

Tin cùng chuyên mục