Có 15/22 mục tiêu tái cơ cấu kinh tế hoàn thành hoặc có khả năng hoàn thành

Việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết 24 của Quốc hội đã tạo chuyển biến rõ nét trong hành động của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, nhất là trong việc hoàn thiện thể chế với 234 văn bản được ban hành, bao trùm hầu hết các ngành, lĩnh vực. Dự kiến có 15/22 mục tiêu hoàn thành hoặc có khả năng hoàn thành.

 

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 vừa được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại phiên họp toàn thể của Quốc hội chiều 20-10.

Thẩm tra báo cáo này, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết 24 của Quốc hội đã tạo chuyển biến rõ nét trong hành động của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, nhất là trong việc hoàn thiện thể chế với 234 văn bản được ban hành, bao trùm hầu hết các ngành, lĩnh vực.

Tuy nhiên, một số quy định vẫn chậm được bổ sung, sửa đổi như: Quy định về tiêu chí sắp xếp, lựa chọn và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư công phù hợp với thông lệ quốc tế; cơ chế, tổ chức bộ máy điều phối phát triển vùng; quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp…

Trong số các mục tiêu cụ thể, Chính phủ cho biết, có 15/22 mục tiêu hoàn thành hoặc có khả năng hoàn thành. Trong đó, các mục tiêu về năng suất, đổi mới công nghệ đạt và vượt mục tiêu đề ra. Xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam dẫn đầu trong nhóm 29 nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4 được thu hẹp đáng kể. Các mục tiêu về nợ công hoàn thành vượt xa mục tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn nợ công, an toàn tài chính quốc gia, giảm áp lực trả nợ lên ngân sách nhà nước.

Mặc dù vậy, vẫn còn 7/22 mục tiêu tuy đã có nhiều cải thiện so với năm 2016 và thời điểm đánh giá giữa kỳ năm 2018 nhưng có khả năng không hoàn thành, làm giảm chất lượng, hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển. Đáng lưu ý, chất lượng thể chế quản lý đầu tư công còn khoảng cách so với các nước ASEAN-4 và thông lệ quốc tế tốt. Chưa xây dựng được các tiêu chí lượng hóa hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; tính minh bạch, trách nhiệm giải trình chưa cao.

Các mục tiêu thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Nghị quyết 24 cơ bản cũng không đạt. Đến tháng 6-2020 chỉ hoàn thành 28% kế hoạch cổ phần hóa theo Danh mục phê duyệt trong giai đoạn 2017-2020 và còn 28 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, nhưng vẫn thấp hơn gần 25% so với mục tiêu đề ra. Cơ cấu, chất lượng khu vực doanh nghiệp chậm chuyển biến, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn, công nghiệp công nghệ cao, có tầm quốc tế. Năng lực tài chính, trình độ công nghệ, hiệu quả kinh doanh và khả năng kết nối với các doanh nghiệp FDI chưa cao.

Về định hướng xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, cơ quan thẩm tra của Quốc hội nhận định, giai đoạn 2021-2025, cần tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế quyết liệt hơn nhằm nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực theo cơ chế thị trường, “giải phóng” nguồn lực sản xuất của nền kinh tế.

Có bản tán thành Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 mà Chính phủ trình, song Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh yêu cầu bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các quy định về đầu tư công phù hợp với thông lệ quốc tế, bộ máy điều phối phát triển vùng, quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Liên quan đến phát triển khu vực kinh tế tư nhân và thu hút, sử dụng FDI có chất lượng, hiệu quả; cơ quan của Quốc hội đề nghị có cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành, phát triển một số doanh nghiệp tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh, khả năng cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, để đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp tư nhân đóng góp 55% GDP, nâng cao hơn nữa tính tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy kết nối giữa khu vực doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI.

Phân bổ 100.000 tỷ đồng vốn trong nước cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Về mục tiêu, định hướng, nguyên tắc xây dựng KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025, Ủy ban TCNS nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ, bảo đảm phù hợp với các Nghị quyết của Đảng trong giai đoạn tới; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật về ngân sách và đầu tư công; phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; phù hợp với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, cơ quan của Quốc hội yêu cầu việc xây dựng KHĐTCTH phải dựa trên dự báo tình hình tác động của đại dịch Covid-19 và những thách thức khó khăn của kinh tế thế giới.

Đối với vốn trong nước, Chính phủ dự kiến phân bổ cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là 100.000 tỷ đồng. Đối với CTMTQG Xây dựng nông thôn mới và CTMTQG Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, dự kiến được bố trí 50.000 tỷ đồng, thấp hơn so với giai đoạn trước. Đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra nhất trí với đề xuất của Chính phủ về ưu tiên vốn cho các CTMTQG, song đề nghị rà soát kỹ lưỡng tránh trùng lắp về đối tượng, địa bàn, nội dung chính sách của các CTMTQG và mức vốn cần thiết để đảm bảo hiệu quả của mỗi chương trình.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Hà Giang thu hút du khách trong và ngoài nước bởi cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ngoạn mục. Ảnh: Hoàng Hùng

Du lịch trong nước giá cao, “xuất ngoại” giá rẻ: Liên kết để cạnh tranh, phát triển bền vững

Đang bước vào cao điểm mùa du lịch hè, nhưng giá tour trong nước đa phần lại cao hơn tour nước ngoài. Do vậy, số lượng khách chọn tour xuất ngoại tăng đáng kể. Đây là điều đáng lo ngại cho du lịch Việt, nhất là khi hiện tượng này đã kéo dài nhiều năm qua mà chưa có giải pháp căn cơ. 

Ngân hàng - Chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam tái lập phiên giao dịch hơn 1 tỷ USD

Thanh khoản thị trường tăng mạnh nhưng hàng loạt cổ phiếu ở hầu hết các nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… đều giảm sâu trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư. Riêng cổ phiếu VCB đã tăng lên mức 100.000 đồng/cổ phiếu góp phần giúp VN-Index trụ được mốc 1.100 điểm.

Thị trường

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 8 liên tiếp

Theo điều chỉnh mới nhất từ các công ty sản xuất, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục giảm 200.000-300.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Đây là lần thứ 8 liên tiếp, từ đầu năm đến nay giá thép xây dựng trong nước được điều chỉnh giảm, về dưới mức 15 triệu đồng/tấn.

Địa ốc

Phát triển hơn 25.000 căn nhà ở xã hội

Chủ đầu tư dự án cam kết các dự án sẽ dành tối thiểu 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Trong 2 năm tới, sẽ phát triển hơn 25.000 sản phẩm nhà ở xã hội cao tầng và thấp tầng tại Bình Dương và Đồng Nai.

Đầu tư

Thông tin kinh tế

VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME

VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME infographic

Năm 2023 đánh dấu mốc son 35 năm VietinBank xây dựng và phát triển. Nhân dịp này, VietinBank “tung" combo tài chính trọn gói “Hành trình gắn kết”, theo sát sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong hành trình đồng hành cùng VietinBank. Cùng tìm hiểu combo tài chính trọn gói này qua infographic dưới đây.
Lixco gia tăng mở rộng thị trường xuất khẩu

Lixco gia tăng mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong khuôn khổ chương trình "Nụ cười của bạn - Hạnh phúc của chúng tôi" do Liên hiệp Hợp tác xã TPHCM phối hợp với Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM tổ chức, Công ty CP bột giặt Lix (Lixco) hỗ trợ nhiều phần quà, tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sau khi phẫu thuật hàm mặt.
Yoga thư thái, bay thoải mái, Vietjet thôi!

Yoga thư thái, bay thoải mái, Vietjet thôi!

Tự hào là hãng hàng không có nhiều đường bay kết nối Việt Nam đến Ấn Độ (New Delhi, Mumbai, Ahmedabad, Kochi), Vietjet đồng hành cùng Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Yoga, thu hút du khách khắp thế giới đến chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh trên khắp Việt Nam, cùng lan tỏa tinh thần sống tích cực, vì một thế giới khỏe mạnh và hạnh phúc.
Hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà máy tỉnh Hưng Yên của Mondelez Kinh Đô

Mondelez Kinh Đô lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại hai nhà máy

Hướng tới mục tiêu không phát thải khí nhà kính trong toàn bộ hệ thống hoạt động kinh doanh trước năm 2050, Mondelez Kinh Đô Việt Nam triển khai việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại hai nhà máy ở tỉnh Hưng Yên và Bình Dương, đánh dấu bước tiến mới trong mục tiêu xây dựng doanh nghiệp sản xuất thức ăn nhẹ phát triển bền vững của Mondelez Kinh Đô tại Việt Nam.