Con được nhận lương hưu qua tài khoản thay cha mẹ

Ba mẹ tôi đều đang hưởng lương hưu nhưng do sức khỏe yếu, ba mẹ đã ủy quyền cho tôi lãnh lương hưu thay. Tôi phải đi làm xa nên không tiện nhận lương hưu của ba mẹ tôi được. BHXH TPHCM có thể hướng dẫn thủ tục, hồ sơ để tôi nhận lương hưu của ba mẹ qua tài khoản của tôi? (thphandang…@gmail.com)

Doanh nghiệp tôi có người lao động sinh ngày 26-1-1961. Theo quy định mới của Bộ luật Lao động về tăng tuổi hưu thì tuổi nghỉ hưu của nam giới từ năm 2021 là 60 tuổi 3 tháng. Tôi có liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) để hỏi về thời điểm nghỉ hưu của người lao động trên có phải là tháng 5-2021 hay không, thì được trả lời là hiện chưa có văn bản hướng dẫn. Vậy người lao động được nghỉ hưu từ tháng 2-2021 hay tháng 5-2021? 

Giám đốc BHXH TPHCM PHAN VĂN MẾN: Đối chiếu với phụ lục 1 Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Điều 169 Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu, thì nam giới sinh tháng 1-1961 sẽ hưởng lương hưu vào tháng 5-2021 (tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi 3 tháng). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Khi có hướng dẫn cụ thể, BHXH TPHCM sẽ tiếp tục thông tin.

Ba mẹ tôi đều đang hưởng lương hưu nhưng do sức khỏe yếu, ba mẹ đã ủy quyền cho tôi lãnh lương hưu thay. Tôi phải đi làm xa nên không tiện nhận lương hưu của ba mẹ tôi được. BHXH TPHCM có thể hướng dẫn thủ tục, hồ sơ để tôi nhận lương hưu của ba mẹ qua tài khoản của tôi? (thphandang…@gmail.com)

Anh/chị được ủy quyền nhận lương hưu thay cho ba mẹ là đã đúng theo quy định. Nếu anh/chị muốn thay đổi phương thức nhận tiền mặt sang nhận qua thẻ ATM, anh/chị cần liên hệ với BHXH quận, huyện nơi đang chi trả lương hưu để được phục vụ cụ thể về thủ tục thay đổi cách nhận lương hưu. 

Công ty tôi có người lao động nữ đã đóng đủ 20 năm BHXH nhưng chưa đủ tuổi hưởng hưu trí. Người lao động nữ này không muốn đi làm tiếp nữa. Vậy người lao động chỉ cần chờ đến tuổi để hưởng lương hưu hay phải tham gia tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu? (huynhhue…@gmail.com) 

Người lao động đã có 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí thì có thể chọn lựa như sau: 1- Chờ đến khi đủ điều kiện về tuổi đời thì làm thủ tục để hưởng lương hưu; 2- Nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, người lao động sẽ bị trừ 2% tỷ lệ lương hưu; 3- Nếu người lao động muốn thì có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để tăng tỷ lệ % lương hưu sau này.

Tôi sắp đến tuổi nghỉ hưu. Tôi có thời gian tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện về thời gian tham gia và tuổi đời hưởng lương hưu nhưng hưởng tỷ lệ lương hưu chỉ được từ 55%. Vậy tôi có được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện một lần để hưởng đủ tỷ lệ lương hưu tối đa mức 75% không? (phongha…@gmail.com)

Điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối với những trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH (còn thiếu không quá 10 năm) thì được đóng 1 lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Theo nghị định nêu trên, không có quy định đóng BHXH tự nguyện 1 lần để tăng tỷ lệ lương hưu tối đa 75%. 

Tuy nhiên, điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH quy định trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà vẫn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày mùng 1 tháng liền kề tháng dừng đóng BHXH tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu. Theo quy định này, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng để tăng tỷ lệ lương hưu.

Tin cùng chuyên mục