Cửa hẹp cho lao động nhập cư

Trong bài viết vừa đăng trên tờ The Sun, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel khẳng định chính sách nhập cư mới của xứ sương mù sẽ siết chặt hơn nữa đối với lao động giá rẻ có tay nghề thấp. 
Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất ô tô tại Anh. Ảnh: Reuters
Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất ô tô tại Anh. Ảnh: Reuters

Theo bà Patel, từ năm tới, những lao động có kỹ năng phải đạt đủ số điểm cần thiết mới có thể lao động tại quốc gia này. Số điểm dựa trên trình độ tiếng Anh, mức lương và công việc phù hợp. Dự đoán của bà Patel cho rằng, với chính sách mới rất nhiều lao động nhập cư sẽ không có cơ hội làm việc tại Anh.

Sau khi thông tin trên được công bố, hàng loạt chính trị gia ở phe đối lập đã lên tiếng phản đối với lý do cho rằng nước Anh đang thiếu hụt lao động trong một số lĩnh vực công. Tuy nhiên, theo giới quan sát, nhiều khả năng Chính phủ Anh vẫn sẽ thúc đẩy biện pháp hạn chế nhập cư đối với lao động, nhất là lao động tay nghề thấp.

Quay lại thời điểm vào năm 2018 trước khi nước Anh chia tay Liên minh châu Âu (Brexit), Sách trắng về nhập cư được cựu Thủ tướng Theresa May đưa ra cam kết trì hoãn trong vòng 2 năm sau Brexit mới áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cư đối với lao động tay nghề thấp để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước đối với những công việc có tính thời vụ hoặc mức lương thấp khó tìm lao động. Tuy nhiên, nội các của Thủ tướng Johnson đã thảo luận kế hoạch hủy thời gian chuyển tiếp nói trên và áp dụng quy định nhập cư mới ngay từ đầu năm 2021.

Hành động mới của Chính phủ Anh khiến giới doanh nghiệp lo rằng việc áp dụng một hệ thống nhập cư tính theo thang điểm giống mô hình Australia đang áp dụng có thể đẩy Anh vào tình trạng thiếu hụt lao động, nhất là với những công việc có tính thời vụ, hoặc thậm chí cả với ngành công nghiệp ô tô.

Giới doanh nghiệp Anh đang vận động chính phủ triển khai dần những thay đổi về quy định nhập cư đối với lao động tay nghề thấp trong vòng 2 năm để họ có đủ thời gian điều chỉnh kế hoạch kinh doanh thay vì áp dụng các quy định nhập cư mới ngay từ tháng 1-2021, thời điểm kết thúc giai đoạn chuyển tiếp theo thỏa thuận Brexit hiện tại.

Trong khi đó, các nhà tuyển dụng Anh cho rằng hệ thống nhập cư mới sẽ gây khó khăn cho việc thuê các lao động EU trong những ngành có mức lương thấp như chế biến thực phẩm, xây dựng và dịch vụ xã hội. Theo quy định mới sẽ được áp dụng, mức lương tối thiểu hàng năm để người lao động được cấp visa vào Anh làm việc là 30.000 bảng Anh (gần 40.000 USD), nhưng đa số (76%) người lao động đang làm việc tại Anh có mức lương hiện tại thấp hơn con số trên.

Theo giới phân tích về thị trường lao động Anh, những lao động có thu nhập dưới 30.000 bảng không hề lấy mất việc làm của người lao động tại nước này, mà trong thực tế họ đang bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động thực sự tại Anh trong những lĩnh vực khó tìm người vì mức lương thấp.

Riêng đối với ngành nông nghiệp, Chính phủ Anh đã cam kết xem xét thiết lập các quy định cho phép người lao động tay nghề thấp nước ngoài vào Anh trong vòng 6 tháng vào mùa thu hoạch, nhưng các ngành khác thì nhiều khả năng sẽ không được hưởng chế độ miễn trừ này.

Cùng với ngành công nghiệp ô tô, nhiều lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ của Anh dự báo sẽ bị ảnh hưởng mạnh nếu quy định nhập cư mới được áp dụng ngay từ đầu năm 2021.

Đọc nhiều nhất

Bão Mawar hướng về Philippines và Đài Loan. Ảnh: VNDMS

Bão Mawar hướng về Philippines và Đài Loan

Ngày 25-5, Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) cho biết, bão Mawar đang trên đường di chuyển khỏi đảo Guam (vùng lãnh thổ thuộc Mỹ), hướng đến Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), với sức gió lên tới 240km/giờ.

Hồ sơ - tư liệu

Rắc rối từ hạn sử dụng thực phẩm

Không có tiêu chuẩn chung về hạn sử dụng thực phẩm, rất nhiều thực phẩm tốt bị loại bỏ vì hiểu nhầm hạn sử dụng... Tất cả gây lãng phí và làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Liên hiệp quốc ước tính, thất thoát và lãng phí lương thực toàn cầu chiếm 8%-10% tổng ô nhiễm khí nhà kính.

Chính trường thế giới

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)

Sáng 19-5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chính thức khai mạc với sự kiện các nhà lãnh đạo G7 đến thăm Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Đây là lần đầu tiên, tất cả các nhà lãnh đạo G7, trong đó có 3 cường quốc hạt nhân là Mỹ, Anh và Pháp, cùng đến thăm Bảo tàng tưởng niệm Hiroshima.

Chuyện đó đây

Tòa nhà gỗ lớn nhất châu Á

Được đặt theo tên của nữ thần Hy Lạp, Gaia là một kiến trúc 6 tầng bằng gỗ rộng 43.500m2 trong Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore (ảnh), được coi là tòa nhà gỗ lớn nhất châu Á.