Cuộc đua đầy kịch tính

Sự kiện ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đệ đơn từ nhiệm để tiếp quản vị trí thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) theo đề cử của Thủ tướng Shinzo Abe đã khiến 2 nước Trung-Nhật lao vào cuộc chạy đua mới trong việc giành chiếc ghế người đứng đầu ngân hàng này. Theo thông lệ, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về tay người Mỹ, IMF do người châu Âu lãnh đạo và đứng đầu ADB là người Nhật. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu Trung Quốc không tỏ rõ ý định muốn có vị trí quan trọng trong ADB.

Sự kiện ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đệ đơn từ nhiệm để tiếp quản vị trí thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) theo đề cử của Thủ tướng Shinzo Abe đã khiến 2 nước Trung-Nhật lao vào cuộc chạy đua mới trong việc giành chiếc ghế người đứng đầu ngân hàng này. Theo thông lệ, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về tay người Mỹ, IMF do người châu Âu lãnh đạo và đứng đầu ADB là người Nhật. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu Trung Quốc không tỏ rõ ý định muốn có vị trí quan trọng trong ADB.

Tờ Finacial Times cho rằng Nhật Bản đã vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc - quốc gia đã soán vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới từ Nhật Bản. Giới phân tích đang theo dõi rất sát sự kiện này bởi nó mang tính quyết định, ảnh hưởng tới cán cân quyền lực của châu Á, một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Đối với Nhật Bản, lãnh đạo ADB là một trong những vị trí giúp tạo tầm ảnh hưởng về tài chính đối với toàn cầu. Vì vậy, nước này đã chuẩn bị sẵn những tình huống dự phòng trước các đối thủ cạnh tranh. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết có thể đề cử thứ trưởng tài chính về các vấn đề quốc tế, ông Takehiko Nakao, làm ứng cử viên tranh chức chủ tịch ADB.

Trên phương diện quốc tế, hiện tại Nhật Bản có lợi thế hơn do các quy tắc bầu cử chủ tịch ADB có phần có lợi cho Tokyo. ADB quy định ứng cử viên chủ tịch phải có được hơn 50% sự ủng hộ từ các quốc gia là thành viên của ngân hàng. Trong khi đó, Nhật Bản cùng các nước khối eurozone, Mỹ, Australia và New Zealand đang nắm giữ tới 50,6% số phiếu bầu trong ADB. Điều này có nghĩa cơ hội thắng của Tokyo là khá cao do những nước này đều có mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với Nhật Bản. Giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc vẫn chưa đủ sẵn sàng để tiếp quản vị trí lãnh đạo, do để đảm nhiệm những vị trí này, đòi hỏi phải có những cải cách triệt để trong chính sách kinh tế. Chẳng hạn, nước chủ tịch của ADB sẽ phải đóng góp cho ngân hàng nhiều tiền hơn hoặc phải vay nhiều hơn từ ADB. Lượng tiền đóng góp hàng năm cũng giúp đảm bảo một vị trí vững chắc cho Nhật Bản trong ADB. Hiện tại, Nhật Bản và Mỹ vẫn là 2 nhà tài trợ lớn nhất cho ADB, mỗi nước chiếm tới 15,6% tổng vốn vay của ngân hàng này.

Giới ngân hàng thế giới cũng tỏ ra không mấy mặn mà với Trung Quốc. Sự lo ngại xuất phát từ câu chuyện Trung Quốc đã sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào để hỗ trợ một số quốc gia phát triển năng lượng và cơ sở hạ tầng nhưng thực chất nhằm mục tiêu thâu tóm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu lợi nhuận cao bất chấp tác hại môi trường-điều các nước thực dân từng làm. Dù vậy, đó là góc nhìn của các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển ở châu Á, Trung Quốc vẫn là nhà tài trợ chính nên chưa chắc họ đã bỏ phiếu cho Nhật Bản.

Cuộc đua giành chiếc ghế chủ tịch ADB không chỉ là một phép thử cho cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng trên thế giới giữa Nhật Bản và Trung Quốc-hai nền kinh tế đang so kè nhau mà còn được xem là cuộc “đấu kiếm” vì danh dự giữa 2 nước đang tranh chấp chủ quyền quần đảo trên biển Hoa Đông. Đặc biệt đối với Trung Quốc, cuộc đua này còn là bước “thăm dò dư luận” đối với sự trỗi dậy của họ.

Thanh Hằng

Tin cùng chuyên mục