Đã xác định được nguyên nhân gây nổ tại Beirut

Theo kênh truyền hình Liban LBCI, nguyên nhân của vụ nổ kinh hoàng tại thủ đô Beirut ngày 4-8 khiến ít nhất 100 người thiệt mạng và gần 4.000 người bị thương là do nổ muối ammonium nitrate.
Cột khói cao bốc lên từ vụ nổ. Ảnh: Xinhua
Cột khói cao bốc lên từ vụ nổ. Ảnh: Xinhua

Thông tin ban đầu cho biết vụ nổ xảy ra trong quá trình hàn tại nhà kho. Các tia lửa đã châm ngòi cho những quả pháo nằm gần nhà kho, và những quả pháo này đã khiến cho 2.750 tấn ammonium nitrate phát nổ.

Đã xác định được nguyên nhân gây nổ tại Beirut ảnh 1 Khung cảnh hoang tàn sau vụ nổ. Ảnh: AP

Theo LBCI, các nhân viên hải quan đã tịch thu lượng ammonium nitrate này của một doanh nhân người Nga và lưu kho tại đây. Được biết, số hóa chất này lưu kho cảng Beirut để chờ được xử lý từ năm 2014.

Đã xác định được nguyên nhân gây nổ tại Beirut ảnh 2 Nhiều tòa nhà bị phá hủy sau vụ nổ. Ảnh: Xinhua
Đài Quan sát địa chấn Jordan xác định vụ nổ tương đương với trận động đất có độ lớn 4,5 độ Richter.
Thủ tướng Liban Hassan Diab đang chỉ đạo cuộc điều tra về vụ nổ. Hội đồng Quốc phòng Liban tuyên bố Beirut là khu vực thảm họa và kêu gọi chính phủ nước này ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô.
Trước đó, Thủ tướng Liban Hassan Diab cũng cho biết khoảng 2.750 tấn ammonium nitrate được cất giữ nhiều năm nay tại kho hàng ở cảng Beirut phát nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng tại thủ đô của Liban. Trong khi đó, giới chuyên gia nói rằng ammonium nitrate khó gây ra vụ nổ trong điều kiện lưu trữ bình thường và không tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Đã xác định được nguyên nhân gây nổ tại Beirut ảnh 3 Khói bốc lên nghi ngút sau vụ nổ. Ảnh: AP

* Amoni nitrat là chất không mùi thường được dùng làm phân hóa học - cũng gây ra nhiều vụ nổ công nghiệp nghiêm trọng trên thế giới, như vụ nổ xảy ra tại nhà máy phân bón hóa học Texas (Mỹ) năm 2013 khiến 15 người chết, nổ tại nhà máy hóa chất Toulouse (Pháp) năm 2001 làm 31 người chết. Dù gây nguy hiểm, amoni nitrat lại là một hợp chất không thể thiếu khi được sử dụng hợp pháp trong ngành nông nghiệp và xây dựng. 

* Theo Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm tại Lebanon Trần Thành Công, vụ nổ đã làm 1 công dân Việt Nam bị thương. Người này giúp việc cho một gia đình bản địa, bị thương do đồ đạc trong nhà đổ vào người và đã được đưa vào bệnh viện. Khoảng 50 người Việt sinh sống ở các khu vực khác nhau của Lebanon, nhưng phần lớn là ở thủ đô Beirut. Ông Trần Thành Công cho hay cộng đồng người Việt tại đây không bị thiệt hại gì lớn do vụ nổ. Về công tác bảo hộ công dân, chúng tôi đã trực tiếp liên hệ với công dân bị thương và đã trao đổi về tình trạng sức khỏe. Công dân bị thương tên Đặng Huyền Nga, sinh năm 1971, bị gãy tay. Ngoài ra, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Ngoại giao Lebanon để giúp đỡ trường hợp bị ảnh hưởng do vụ nổ. 

Trong những ngày tới, Đại sứ Trần Thành Công sẽ làm việc với Đại sứ quán Lebanon tại Ai Cập, liên hệ với Bộ Ngoại giao Lebanon để trao đổi, nắm rõ tình hình, trường hợp còn công dân Việt Nam bị ảnh hưởng do vụ nổ, sẽ đề nghị phía Lebanon tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ. Trong trường hợp khẩn cấp hơn nữa, Đại sứ quán sẽ cử đoàn công tác sang Lebanon giúp đỡ và tháo gỡ khó khăn cho các công dân.

* Bộ Ngoại giao Đức cho biết một số nhân viên đã bị thương trong khuôn viên đại sứ quán nước này ở Beirut, song không nêu con số chính xác. 2 nhân viên Đại sứ quán Bỉ và 2 thành viên gia đình họ, 1 nhà ngoại giao Cyprus bị thương. Bên cạnh đó, 48 binh sĩ gìn giữ hòa bình của LHQ, 27 thành viên gia đình họ và 3 khách đã bị thương. Bộ Ngoại giao Philippines thông báo 2 công dân thiệt mạng và 6 người bị thương. Đại sứ quán Indonesia thông báo về một trường hợp công dân nước này bị thương. Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo 1 công dân Australia thiệt mạng.

>> Video vụ nổ. Nguồn: CNN
Giáo sư hóa học tại Đại học Rhode Island (Mỹ), Jimmie Oxley cho biết: “Nếu xem video về vụ nổ tại Beirut, bạn có thể thấy khói đen, bạn thấy cả khói màu đỏ, đó là phản ứng hóa học dang dở”.
Bà Oxley cho rằng có một vụ nổ nhỏ đã dẫn đến phản ứng của hợp chất ammonium nitrate do hợp chất này vốn là một chất oxy hóa, chứ không phải là chất dễ cháy.
Đã xác định được nguyên nhân gây nổ tại Beirut ảnh 4 Giáo sư hóa học tại Đại học Rhode Island (Mỹ), Jimmie Oxley cho biết: “Nếu xem video về vụ nổ tại Beirut, bạn có thể thấy khói đen, bạn thấy cả khói màu đỏ, đó là phản ứng hóa học dang dở”.

Trong nhiều thập kỷ qua, ammonium nitrate - chất bột không mùi thường được dùng làm phân hóa học - cũng là “thủ phạm” của nhiều vụ nổ công nghiệp nghiêm trọng trên thế giới. Trong đó, đáng chú ý, vụ nổ xảy ra tại nhà máy phân bón hóa học Texas (Mỹ) năm 2013 khiến 15 người thiệt mạng.

Một vụ nổ khác tại nhà máy hóa chất ở thành phố Toulouse (Pháp) năm 2001 cướp đi sinh mạng của 31 người. Dù gây nguy hiểm, ammonium nitrate lại là một hợp chất không thể thiếu khi được sử dụng hợp pháp trong ngành nông nghiệp và xây dựng.

Đã xác định được nguyên nhân gây nổ tại Beirut ảnh 5 Các binh sĩ Lebanon tìm kiếm người sống sót sau vụ nổ. Ảnh: AP
* Ngày 5-8 (giờ địa phương), Hội chữ thập đỏ Liban xác nhận số người thiệt mạng trong vụ nổ lớn xảy ra tại thành phố Beirut chiều tối ngày 4-8 (giờ địa phương) đã lên tới hơn 100 người, ngoài ra có hơn 4.000 người bị thương.
Các nhân viên của Hội chữ thập đỏ Liban đang tiếp tục hoạt động tìm kiếm cứu hộ tại các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng. Một số nước như Đức, Bỉ, Indonesia, Philippines, Australia... xác nhận có công dân của mình nằm trong số người bị thương vong trong vụ nổ này.

Tin cùng chuyên mục