Ông Lê Thành Nguyên, Giám đốc SHTP-IC, cho biết hội thảo lần này với mục tiêu chia sẻ, thảo luận về các xu hướng phát triển trong ngành năng lượng mặt trời và những cơ hội, thách thức dành cho các công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực NLTT có thể ứng dụng phát triển.
NLTT là xu hướng phát triển của thế giới nhằm thay thế nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển ngành này với cường độ bức xạ mặt trời khá cao, trung bình khoảng 4,6 kWh/m2/ngày, số giờ nắng bình quân trong năm từ 2.500 - 3.000 giờ và bờ biển dài trên 3.260km, gió biển quanh năm.
Ngoài ra, nhà nước cũng đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nhằm khuyến khích phát triển nguồn NLTT. Nhưng đến nay, các nguồn năng lượng sạch (mặt trời, gió, sinh khối) ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng.
Ông Phạm Nam Phong, Giám đốc Công ty Năng lượng Vũ Phong, cho hay với hàng loạt dự án điện mặt trời “triệu đô” đáng chú ý như Nhà máy Tata Power công suất 300MW tại Hà Tĩnh, Nhà máy Hanwha công suất 100 - 200MW tại Thừa Thiên - Huế, Nhà máy GT & Associates và Mashall & Street Ltd công suất 150MW tại Quảng Nam… đã cho thấy sự chuyển đổi lớn trong ứng dụng điện mặt trời.
Riêng công ty đã triển khai hơn 1.000 dự án trên khắp cả nước. Đáng chú ý là dự án điện mặt trời do công ty vừa hoàn thành tại Trường Sa có công suất 13kWp, cung cấp mỗi ngày hơn 60kWh điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trên đảo…
Theo ông Phạm Nam Phong, điện mặt trời kết hợp làm nông nghiệp hoặc nông nghiệp công nghệ cao phù hợp ở tất cả các tỉnh thành, đấu nối vào đường dây 22KV có ở khắp mọi nơi, vừa giảm thiếu hụt nguồn điện tại chỗ vừa tạo thêm việc làm và phát triển nông nghiệp địa phương.
Còn ông Lê Thành Nguyên đánh giá hiện nay tại Việt Nam, việc ứng dụng NLTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống hàng ngày đang có chiều hướng phát triển.
Các xu hướng phát triển trong ngành năng lượng mặt trời cũng là những cơ hội dành cho các công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực NLTT. SHTP-IC mong muốn có thể tìm kiếm được những dự án tiềm năng hoạt động trong lĩnh vực này để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển.
Trung bình từ 7 - 8m2 diện tích sẽ lắp được một đơn vị công suất điện mặt trời là 1kWp (kilo Watt peak), có mức đầu tư từ 1.000 - 1.300 USD/kWp (chi phí thấp hơn nếu quy mô lên đến vài MWp) cho một hệ thống đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo độ bền 25 - 30 năm, với toàn bộ chi phí trọn gói từ khảo sát, thiết kế đến thi công hoàn chỉnh. Việc áp dụng điện mặt trời có thể giúp các đơn vị ứng dụng giảm được từ hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng tiền điện mỗi năm. |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đội ngũ KH-CN phải đóng góp nhiều hơn cho đất nước
-
5G VinaPhone sẽ có tốc độ 1Gbps tại trận chung kết bóng đá nam SEA Sames 31
-
Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 2 công trình KH-CN ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
Giải thưởng VinFuture mùa 2 chính thức bước vào vòng sơ khảo
-
Gia tài của một nhà khoa học tận tụy với đời
-
Bình Định làm khác để tôn vinh các trí thức tiêu biểu
-
Tránh việc Trung tâm điều hành đô thị thông minh bị “đắp chiếu” vì không có dữ liệu
-
Dùng căn cước công dân rút tiền tại ATM: Đối sánh dữ liệu công dân trước khi được rút tiền
-
Hai nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022