Đây là chuyên đề giám sát tối cao duy nhất của Quốc hội trong năm 2018. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Trưởng đoàn giám sát, chủ trì buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, chuyên đề giám sát không chỉ nhằm chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế hiện hữu trong lĩnh vực này, mà còn giúp Quốc hội, Chính phủ có cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp, quyết liệt hơn trong thời gian tới. Đáng lưu ý, tại cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, so sánh giữa khối doanh nghiệp cổ phần hóa do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn và khối doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn/doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản của khối DNNN đã cổ phần hóa đều đạt cao hơn so với khối doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ 100% vốn. Trong khi đó, theo thông tin từ Bộ Tài chính, năm 2016, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của 273 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước là 495.126 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2015. Tổng số nợ phải trả là 325.335 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 423.250 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 31.723 tỷ đồng.
Theo chương trình, đoàn giám sát sẽ còn làm việc với nhiều bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, các nhà tài trợ JICA, OPEC, ADB, WB nhiều địa phương (trong đó có TPHCM) và hàng loạt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam...
Chiều 16-1, đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016 do đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM và các sở ngành của thành phố.
Báo cáo với đoàn giám sát, đại diện UBND TPHCM cho biết, giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp CPH theo sổ sách trước khi xác định lại là 4.745,705 tỷ đồng; tổng giá trị sau khi xác định lại là 9.338,070 tỷ đồng (tăng 96,76%). Nhìn chung giai đoạn 2011 - 2016, các doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu tăng bình quân 8,85%/năm, các doanh nghiệp thuộc thành phố cơ bản đảm bảo nguồn vốn để kinh doanh, không chịu áp lực đi vay; hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của đa số các doanh nghiệp không quá 3 lần theo quy định. Tổng vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31-12-2016 là 10.170.786 triệu đồng, tăng 59,67% so với năm trước CPH. Doanh thu tại thời điểm ngày 31-12-2016 là 9.963.946 triệu đồng, tăng 0,47% so với năm trước CPH, lợi nhuận trước thuế là 473.760 triệu đồng, giảm 48,22% so với năm trước CPH; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu là 4,67%, có xu hướng giảm so với năm trước CPH…
Như vậy, các doanh nghiệp CPH có hoạt động hiệu quả kinh doanh thấp so với năm trước CPH, do những năm đầu sau CPH chi phí khấu hao tăng cao do đánh giá lại tài sản, phân bổ chi phí lợi thế kinh doanh, chi phí bảo hiểm… Tuy nhiên, năm 2017, hiệu quả của 32 doanh nghiệp CPH đã được nâng cao, tăng 6,47% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 563.135 triệu đồng, tăng 5,62% so cùng kỳ. Bộ máy quản trị, điều hành doanh nghiệp nhạy bén, linh hoạt hơn…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm cho biết, thành phố sẽ tiến hành rà soát, xác định rõ phạm vi ngành, lĩnh vực quan trọng nào cần có DNNN, DN có vốn nhà nước chi phối để xây dựng kế hoạch cơ cấu lại DNNN, CPH, thoái vốn nhà nước theo nguyên tắc: tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu mà thành phố cần có thế mạnh, đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách thành phố, lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; những địa bàn quan trọng về an ninh quốc phòng của thành phố. Quản lý giám sát chặt chẽ việc huy động vốn, sử dụng vốn của DNNN, DN có vốn nhà nước, các dự án đầu tư, nguồn vốn mua bán, sáp nhập DN, thực hiện minh bạch tình hình tài chính, xử lý dứt điểm tồn đọng tài chính…
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, chuyên đề giám sát không chỉ nhằm chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế hiện hữu trong lĩnh vực này, mà còn giúp Quốc hội, Chính phủ có cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp, quyết liệt hơn trong thời gian tới. Đáng lưu ý, tại cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, so sánh giữa khối doanh nghiệp cổ phần hóa do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn và khối doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn/doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản của khối DNNN đã cổ phần hóa đều đạt cao hơn so với khối doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ 100% vốn. Trong khi đó, theo thông tin từ Bộ Tài chính, năm 2016, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của 273 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước là 495.126 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2015. Tổng số nợ phải trả là 325.335 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 423.250 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 31.723 tỷ đồng.
Theo chương trình, đoàn giám sát sẽ còn làm việc với nhiều bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, các nhà tài trợ JICA, OPEC, ADB, WB nhiều địa phương (trong đó có TPHCM) và hàng loạt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam...
Chiều 16-1, đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016 do đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM và các sở ngành của thành phố.
Báo cáo với đoàn giám sát, đại diện UBND TPHCM cho biết, giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp CPH theo sổ sách trước khi xác định lại là 4.745,705 tỷ đồng; tổng giá trị sau khi xác định lại là 9.338,070 tỷ đồng (tăng 96,76%). Nhìn chung giai đoạn 2011 - 2016, các doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu tăng bình quân 8,85%/năm, các doanh nghiệp thuộc thành phố cơ bản đảm bảo nguồn vốn để kinh doanh, không chịu áp lực đi vay; hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của đa số các doanh nghiệp không quá 3 lần theo quy định. Tổng vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31-12-2016 là 10.170.786 triệu đồng, tăng 59,67% so với năm trước CPH. Doanh thu tại thời điểm ngày 31-12-2016 là 9.963.946 triệu đồng, tăng 0,47% so với năm trước CPH, lợi nhuận trước thuế là 473.760 triệu đồng, giảm 48,22% so với năm trước CPH; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu là 4,67%, có xu hướng giảm so với năm trước CPH…
Như vậy, các doanh nghiệp CPH có hoạt động hiệu quả kinh doanh thấp so với năm trước CPH, do những năm đầu sau CPH chi phí khấu hao tăng cao do đánh giá lại tài sản, phân bổ chi phí lợi thế kinh doanh, chi phí bảo hiểm… Tuy nhiên, năm 2017, hiệu quả của 32 doanh nghiệp CPH đã được nâng cao, tăng 6,47% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 563.135 triệu đồng, tăng 5,62% so cùng kỳ. Bộ máy quản trị, điều hành doanh nghiệp nhạy bén, linh hoạt hơn…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm cho biết, thành phố sẽ tiến hành rà soát, xác định rõ phạm vi ngành, lĩnh vực quan trọng nào cần có DNNN, DN có vốn nhà nước chi phối để xây dựng kế hoạch cơ cấu lại DNNN, CPH, thoái vốn nhà nước theo nguyên tắc: tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu mà thành phố cần có thế mạnh, đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách thành phố, lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; những địa bàn quan trọng về an ninh quốc phòng của thành phố. Quản lý giám sát chặt chẽ việc huy động vốn, sử dụng vốn của DNNN, DN có vốn nhà nước, các dự án đầu tư, nguồn vốn mua bán, sáp nhập DN, thực hiện minh bạch tình hình tài chính, xử lý dứt điểm tồn đọng tài chính…