Dự luật “Cải cách phố Wall” sẽ vượt qua ải cuối cùng?

Sáng sớm hôm nay (27-4) giờ VN, theo kế hoạch Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu nhằm thông qua dự luật cải cách tài chính để kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tài chính và ngân hàng có tài sản lớn trên 50 tỷ USD. Đây được đánh giá là cuộc cải cách hệ thống tài chính mạnh mẽ nhất ở Mỹ kể từ sau cuộc đại khủng hoảng 1930.
Dự luật “Cải cách phố Wall” sẽ vượt qua ải cuối cùng?

Sáng sớm hôm nay (27-4) giờ VN, theo kế hoạch Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu nhằm thông qua dự luật cải cách tài chính để kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tài chính và ngân hàng có tài sản lớn trên 50 tỷ USD. Đây được đánh giá là cuộc cải cách hệ thống tài chính mạnh mẽ nhất ở Mỹ kể từ sau cuộc đại khủng hoảng 1930.

Trụ sở Ngân hàng Goldman Sachs tại Wall Street, New York.

Trụ sở Ngân hàng Goldman Sachs tại Wall Street, New York.

Dự luật, do chính quyền Tổng thống Barack Obama đề xuất sẽ trao cho chính phủ nhiều công cụ hơn để buộc các ngân hàng phải cắt giảm các hoạt động cho vay có nhiều rủi ro. Chính phủ có quyền thâu tóm, chia nhỏ hoặc giải thể các công ty tài chính bị thất bại.

Cụ thể, dự luật cho phép Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD và có quyền buộc các ngân hàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro. Các tập đoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu công ty khi bị thua lỗ. Các quỹ đầu tư lớn sẽ phải đăng ký hoạt động với chính phủ.

Dự luật còn đề xuất thành lập Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thuộc FED, có nhiệm vụ đưa ra những quy định mới giám sát hoạt động cho vay tín dụng, thế chấp và các dịch vụ tài chính khác của các công ty. Ngoài ra, một hội đồng giám sát tài chính mới, gồm 9 thành viên, do Bộ trưởng Tài chính làm chủ tịch, cũng sẽ được thành lập nhằm phát hiện, giám sát và kiến nghị xử lý các tổ chức tài chính và các hoạt động tài chính-ngân hàng tiềm ẩn rủi ro.

Giới quan sát cho rằng, bối cảnh hiện nay đang trao phần lợi thế vào tay chính quyền Tổng thống Obama. Vụ bê bối mới nhất của Goldman Sachs một lần nữa làm nóng trở lại những tai tiếng liên quan tới các tập đoàn tài chính trên Phố Wall.

Các vụ bê bối này được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế lây lan ra toàn cầu vừa qua và đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải cải tổ toàn diện Phố Wall, nơi được xem là “trái tim tài chính” không chỉ của nước Mỹ mà còn cả thế giới.

X.Hạnh

Tin cùng chuyên mục