Theo đó, thiết bị gắn GPS có thể theo dõi sự phát triển của cây trồng và thông báo thời điểm cần bón phân của từng nhóm cây trồng, từ đó ngăn ngừa việc bón phân quá nhiều dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Công nghệ này được thiết kế cho người trồng chuối tại các vùng nhiệt đới nóng ẩm của bang Queensland (ảnh), nơi có các dòng hải lưu chảy thẳng vào rạn san hô Great Barrier. Phân bón và các hóa chất độc hại khác sử dụng trong nông nghiệp là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng nước ở vùng bờ biển. Khi mưa rửa trôi lượng phân bón dư thừa vào đại dương, nitơ vô cơ hòa tan trong phân bón có thể làm tảo biển nở hoa (còn gọi là thủy triều đỏ), tạo ra một lớp thực vật phù du trên mặt nước, che ánh nắng mặt trời và giảm lượng khí oxy cung cấp cho cá.
Quỹ còn có kế hoạch sử dụng thiết bị này cho các loại cây trồng khác trong tương lai. Mỗi cây trồng sẽ được gắn thiết bị ghi lại chiều cao và tốc độ tăng trưởng của quả, dữ liệu này sau đó được truyền đến một hệ thống trung tâm. Hệ thống sẽ cho phép người trồng lên kế hoạch quản lý dinh dưỡng và chỉ bổ sung lượng phân bón vừa phải, phù hợp với từng cây, giảm thiểu tình trạng bón phân quá nhiều.