EU tiến đến luật kiểm soát hóa chất nghiêm khắc hơn

Liên minh châu Âu vốn có luật về hóa chất nghiêm ngặt nhất thế giới, bao gồm lệnh cấm rộng rãi đối với các chất có thể gây ung thư trong các sản phẩm tiêu dùng như đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm hay bao bì thực phẩm… 
Đồ chơi trẻ em rất cần được kiểm soát chất lượng
Đồ chơi trẻ em rất cần được kiểm soát chất lượng

Tuy nhiên, theo thông báo của Ủy ban châu Âu ngày 14-10, cơ quan này sẽ đề xuất một lệnh cấm đối với những hóa chất độc hại nhất cho sức khỏe được sử dụng làm phụ gia trong các sản phẩm tiêu dùng, thay thế cách tiếp cận từng trường hợp hiện tại và sẽ được thực hiện vào năm 2022.

Các chất liên quan bao gồm những tác nhân có nguy cơ gây rối loạn nội tiết, can thiệp vào nội tiết tố theo cách có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản; các chất hóa học không phân hủy nếu chúng xâm nhập vào cơ thể hoặc môi trường. Lệnh cấm các hóa chất độc hại trong các sản phẩm tiêu dùng còn có thể được mở rộng đến các hóa chất ảnh hưởng đến hệ hô hấp và miễn dịch. Trong thông báo, Ủy viên Liên minh châu Âu phụ trách môi trường Virginijus Sinkevicius cho biết, không thể đếm được có bao nhiêu hóa chất nằm trong quy định nhưng đã xác định được khoảng 200 loại.

Những chất được coi là cần thiết cho các mục đích sử dụng đặc thù như trong y tế hoặc công nghệ cắt giảm khí thải, sẽ được miễn trừ trong trường hợp không có lựa chọn thay thế. Nhiều ý kiến cho rằng, việc miễn trừ này đã bỏ lỡ cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách giải quyết lượng khí thải carbon rất lớn của ngành công nghiệp hóa chất tại châu Âu, bởi hóa chất là ngành công nghiệp tiêu thụ dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, sản xuất hóa chất sơ cấp thải ra 880 triệu tấn CO2 vào năm 2018. 

Đọc nhiều nhất

Hồ sơ - tư liệu

Rắc rối từ hạn sử dụng thực phẩm

Không có tiêu chuẩn chung về hạn sử dụng thực phẩm, rất nhiều thực phẩm tốt bị loại bỏ vì hiểu nhầm hạn sử dụng... Tất cả gây lãng phí và làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Liên hiệp quốc ước tính, thất thoát và lãng phí lương thực toàn cầu chiếm 8%-10% tổng ô nhiễm khí nhà kính.

Chính trường thế giới

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)

Sáng 19-5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chính thức khai mạc với sự kiện các nhà lãnh đạo G7 đến thăm Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Đây là lần đầu tiên, tất cả các nhà lãnh đạo G7, trong đó có 3 cường quốc hạt nhân là Mỹ, Anh và Pháp, cùng đến thăm Bảo tàng tưởng niệm Hiroshima.

Chuyện đó đây

Thiết bị cấy ghép giúp người bại liệt đi lại được

Theo công trình được công bố trên Tạp chí Nature, anh Gert-Jan Oskam, người Hà Lan, 40 tuổi, bị liệt trong một tai nạn xe đạp cách đây 12 năm, được cấy ghép thiết bị điện tử trong não. Khi anh suy nghĩ đến hành động đi, tín hiệu được đưa đến chân thông qua bộ phận cấy ghép thứ hai trên cột sống, giúp anh có thể đi lại.