Giành lại cuộc sống đời thường

…Họ là những bệnh nhân rất trẻ. Từ lúc sinh ra đã bị căn bệnh quái ác khiến gương mặt biến dạng, trở nên kỳ dị. Dù gia đình đã dùng đến những đồng tiền cuối cùng để chữa trị nhưng hầu hết đều nhận được cái lắc đầu đầy thương cảm, bởi khối u của họ là ác tính. Thế nhưng một ngày, niềm hy vọng lại lóe lên khi một tổ chức từ thiện vô tình biết được cảnh đời của họ và Giáo sư - bác sĩ người Mỹ McKay McKinnon đã gật đầu bảo: “Ca này tôi cứu được…”.
Giành lại cuộc sống đời thường

…Họ là những bệnh nhân rất trẻ. Từ lúc sinh ra đã bị căn bệnh quái ác khiến gương mặt biến dạng, trở nên kỳ dị. Dù gia đình đã dùng đến những đồng tiền cuối cùng để chữa trị nhưng hầu hết đều nhận được cái lắc đầu đầy thương cảm, bởi khối u của họ là ác tính. Thế nhưng một ngày, niềm hy vọng lại lóe lên khi một tổ chức từ thiện vô tình biết được cảnh đời của họ và Giáo sư - bác sĩ người Mỹ McKay McKinnon đã gật đầu bảo: “Ca này tôi cứu được…”.

Mai Thơ sau khi được cắt bỏ cục bướu ác tính Sarcom. Bác sĩ McKinnon hẹn sang năm sẽ trở lại Việt Nam để phẫu thuật tạo hình gương mặt cho Thơ.

Tái sinh cuộc sống

Suốt gần 12 tiếng đồng hồ nhấp nhỏm đứng ngồi không yên tại sảnh chờ của bệnh viện, bà Nguyễn Thị Xuyến, mẹ bệnh nhân Nguyễn Mai Thơ (17 tuổi, nhà ở TPHCM), liên tục niệm Phật. “Tôi cầu xin khi cửa phòng mổ mở ra, bác sĩ sẽ thông báo con tôi đã được cứu thoát khỏi tay thần chết. Nếu đổi tính mạng của mình để con được sống, tôi cũng đồng ý”. Ròng rã gần 2 năm nay, người mẹ ấy đã chạy vạy khắp các bệnh viện để cùng con giành giật sự sống. Có lúc tưởng rằng em không qua khỏi…

Năm 15 tuổi, cái tuổi thật đẹp của thiếu nữ, Thơ phát hiện có khối u nhỏ bên thái dương phải, qua mấy lần mổ nhưng khối u vẫn lớn lên hơn và các xét nghiệm cho kết quả em bị u Sarcom ác tính. Với suy nghĩ “còn nước còn tát”, gia đình đưa em đi khắp các bệnh viện, rồi nào là xạ trị, hóa trị, dùng thuốc đông - tây y, nhưng các bác sĩ đều lắc đầu. Khi hy vọng mỏng manh của gia đình sắp tắt thì trường hợp của Thơ được giới thiệu đến bác sĩ McKinnon khi ông có chuyến sang Việt Nam khám bệnh tại Bệnh viện FV. Một ngày trước khi ca phẫu thuật diễn ra, Thơ đã nói với bác sĩ dù có chết em chỉ mong được lấy khối u ra khỏi mặt mình. Và gần nửa ngày đấu tranh trong phòng mổ, mong ước của Thơ cũng như gia đình em đã trở thành hiện thực.

Niềm khát khao của em Nguyễn Thị Ngọc Thi (26 tuổi, quê Bình Thuận) là được làm người bình thường như bao người khác, cũng được bác sĩ McKinnon thực hiện trong lần sang Việt Nam này. Ngọc Thi bảo từ nhỏ đến giờ em không có bạn bè, bởi không ai dám chơi với em. Sinh ra với một vết “bớt” ở lưỡi, lớn lên cái bớt ấy khiến lưỡi và miệng em to dần. Đi khám nhiều nơi, bác sĩ bảo không thể can thiệp và em phải sống với cái miệng ấy suốt đời. “Giờ con bé đã có thể tự tin bỏ khẩu trang ra. Tôi rất vui mừng vì từ nay tương lai của con mình sẽ bước sang trang mới.” - mẹ Thi, bà Đặng Thị Hiền nhìn con bằng nụ cười hạnh phúc.

Không còn là giấc mơ

 

* Trong các ngày 24, 25, 26 và 27-9, Giáo sư - bác sĩ người Mỹ McKay McKinnon cùng các bác sĩ của Bệnh viện FV đã thực hiện thành công 5 ca phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn ở vùng miệng của bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọc Thi (26 tuổi), bướu Sarcom ác tính trên mặt bệnh nhân Nguyễn Mai Thơ (17 tuổi) và tái tạo gương mặt cho 3 bệnh nhân: Nguyễn Hoàng Thiên Ân (18 tuổi), Kiều Thị Mỹ Dung (22 tuổi) và Lê Hoàng Em (32 tuổi). Đây là những bệnh nhân có u ác tính và được nhiều bác sĩ chuẩn đoán không điều trị được.

 

Chúng tôi nhận ra ngay mẹ của Kiều Thị Mỹ Dung (22 tuổi, quê Lâm Đồng) và Lê Hoàng Em (32 tuổi, quê Đồng Tháp) bởi họ có chung đặc điểm rất khác với những người khác tại Bệnh viện FV: Chiếc áo bạc màu, gương mặt khắc khổ và kiểu ngồi chất phát của người miền quê.

Chung nỗi lo lắng với mẹ của Hoàng Em, bà Nguyễn Thị Xuân Huyền (51 tuổi, mẹ của Mỹ Dung) cho biết đây là lần thứ ba em được bác sĩ McKinnon phẫu thuật tái tạo gương mặt, giúp em có khuôn mặt dễ nhìn hơn để có thể tự tin vào cuộc sống sắp tới. Hầu hết gia cảnh những bệnh nhân được bác sĩ McKinnon thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện FV lần này đều rất khó khăn. Họ phải đi làm thuê, làm mướn để chạy ăn từng bữa nên chưa bao giờ dám nghĩ đến việc con mình được đưa đến điều trị ở một bệnh viện cao cấp như FV.

Mẹ Ngọc Thi thật thà bảo: “Con tôi được cứu sống, lại được chăm sóc ở bệnh viện tốt như thế này, thật sự có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ mình sẽ đưa con đến đây điều trị”.

Bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Tổng giám đốc Bệnh viện FV, cho biết: “Chúng tôi mong muốn những bệnh nhân nghèo của Việt Nam cũng có thể thụ hưởng chất lượng của điều trị của một bệnh viện quốc tế nên thường xuyên tổ chức và vận động chung tay của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài cùng tham gia hoạt động xã hội từ thiện giúp bệnh nhân nghèo. Chương trình phẫu thuật lần này cũng nằm trong kế hoạch đó”.

Sau ca phẫu thuật thành công, sức khỏe dần ổn định, Mỹ Dung vui cười chia sẻ: “Em sẽ thực hiện ước mơ mở một tiệm làm tóc ở quê để giúp mọi người làm đẹp”. Còn Hoàng Em bảo rằng vậy là chuyến đi này em đã không phụ lòng mong mỏi của bà con lối xóm. Em đã có thể tự tin giao tiếp với mọi người.

Một cuộc đời mới đã mở ra trước mắt họ!

THÁI PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục