Giữ gìn hình ảnh thiêng liêng

Chúng tôi có dịp đến thăm một trường tiểu học thuộc hàng “có tiếng” trên địa bàn quận 4 TPHCM. Bên cạnh những lớp học sử dụng quạt máy, trường dành riêng một dãy hành lang cho các lớp sử dụng máy lạnh. “Phân biệt dễ lắm cô ơi, lớp nào sử dụng quạt máy sẽ thấy cửa mở, hành lang bên ngoài không có kệ để giày. Chỉ những lớp được gắn máy lạnh mới đóng chặt cửa, học sinh trước khi vào lớp được yêu cầu cởi giày đặt lên kệ, đi chân không vào lớp”, H.N - một học sinh khối 3 của trường cho biết.

Song điều khiến chúng tôi băn khoăn là liệu giáo viên ở những lớp học này trước khi vào lớp có được (hoặc bị) yêu cầu cởi giày đặt lên kệ giống học sinh? Nếu buộc đi chân đất thì hình ảnh người thầy sẽ ít nhiều mất đi ý nghĩa thiêng liêng, cao quý của nó. Nhưng ngược lại, giữa những đôi chân trần bé nhỏ của học trò bỗng nhiên xuất hiện một đôi giày tây hoặc giày cao gót, mang theo đất, cát dẫm đạp từ bên ngoài, khua lộc cộc chói tai xuống nền gạch yên ắng sẽ khiến khoảng cách thầy - trò trở nên xa cách. Chuyện tưởng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định hình ảnh người thầy trong mắt học trò.

Cuối cùng, giải pháp nhà trường đã lựa chọn là đối với các phòng học sử dụng máy lạnh, ban giám hiệu chỉ động viên, khuyến khích (trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc) giáo viên dùng riêng một đôi dép xẹp hoặc giày đế bằng đi lại trong lớp. Chỉ khi ra khỏi cửa lớp, các thầy, cô mới đổi giày tây hoặc giày cao gót. Quyết định này vừa giúp nền lớp học được sạch sẽ, vừa tạo sự công bằng, gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
 
Một trường hợp khác xảy ra vào giờ chơi tại phòng hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận 6 TPHCM. Đập vào mắt chúng tôi là 2 đôi giày (không phải của hiệu trưởng) đặt ngay hàng thẳng lối tại bậc cửa ra vào. Hỏi ra mới biết đó là giày của những giáo viên có việc cần vào xin ý kiến thầy hiệu trưởng. Tuy về mặt quy định, nhà trường không đặt ra yêu cầu giáo viên phải cởi giày trước khi vào phòng hiệu trưởng.

Tuy nhiên như một giao ước “ngầm”, tất cả giáo viên khi có việc vào phòng hiệu trưởng trao đổi công việc trước khi gõ cửa đều cúi xuống cởi giày, xếp ngay ngắn ở bậc cửa, đi chân không vào phòng. Những đôi giày làm tôi nhớ đến hình ảnh của những học sinh thời xưa, mỗi khi có chuyện buồn hay việc nhà cần chia sẻ với hiệu trưởng đều cởi dép ra bỏ vào cặp sách, rón rén từng bước chân vào gặp thầy.
 
Hiện nay ở nhiều đơn vị trường học, mối quan hệ thầy - trò đã dần trở nên bình đẳng hóa theo hướng dân chủ. Trước mỗi yêu cầu học sinh làm điều gì người thầy luôn thực hiện trước để làm gương. Song ở nhiều nơi, mối quan hệ này vẫn diễn ra theo hình thức “cung kính không bằng tuân lệnh”, thầy áp đặt trò làm theo những khuôn mẫu mình cho là đúng, có ích cho sự phát triển chung của nhà trường. Cả hai cách làm trên đều có những mặt tích cực và hạn chế, áp dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh.

Do đó, trong môi trường trường học hiện đại, mỗi giáo viên cần biết cách dung hòa các giá trị truyền thống như tinh thần “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” và những yêu cầu ứng xử phù hợp. Chỉ khi làm được như thế, trường học mới trở nên thân thiện, nhưng không kém phần thiêng liêng trong mắt học trò.

Thanh Thu

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Do nhà cách nơi dạy hơn 60km nên cô H’Tuyết (giáo viên Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) cùng con gái phải trú tạm trong căn phòng cũ phía sau trường. Ảnh: Mai Cường

Gỡ khó cho giáo dục Tây Nguyên - Bài 1: Gian nan “trồng người”

LTS: Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, trong đó công tác giáo dục rất được chú trọng. Nhờ đó, khoảng cách chênh lệch giáo dục giữa các dân tộc, vùng dân cư dần được thu hẹp, mặt bằng dân trí được nâng cao. Tuy nhiên, do đặc thù vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao nên việc triển khai công tác giáo dục còn nhiều bất cập.

Giáo dục hội nhập

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.