Như vậy, sẽ rất có ý nghĩa đối với “vùng trũng” ĐBSCL khi đang đứng trước bài toán khó: yêu cầu giao thông “đi trước mở đường”, nhu cầu đầu tư lớn nhưng vốn ít. Giải được bài toán này là cách thức vượt điểm nghẽn giao thông cho miền Tây Nam bộ, nối kết thông suốt với TPHCM và Đông Nam bộ thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế đang bộc lộ những rào cản từ cơ chế góp vốn cho đến chính sách chia sẻ rủi ro, nên khó thu hút đầu tư, gây khó khăn cho cơ quan quản lý theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Trong giai đoạn đến năm 2030, Chính phủ quyết tâm tập trung đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu cho khu vực ĐBSCL. Trong đó, theo kế hoạch đến năm 2025, Bộ GTVT xác định tập trung vào các tuyến giao thông mang tính chất đột phá của vùng, tổng vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng. Với nhu cầu vốn lớn, việc xem xét các phương thức đầu tư PPP là cần thiết. Đảm bảo cho nhà đầu tư có lãi hợp lý, xã hội có hạ tầng giao thông tốt hơn mà không tạo gánh nặng quá sức và bất hợp lý đối với doanh nghiệp và người dân là lời giải cho bài toán cân bằng lợi ích bền vững.
Theo quy định của Luật PPP và văn bản hướng dẫn thi hành, thì nguồn vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng hạng mục công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được cơ quan ký kết hợp đồng dự án xác nhận. Tức là nhà đầu tư sẽ bỏ vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện trước, vốn hỗ trợ của Nhà nước chỉ giải ngân khi các hạng mục công trình đó đã hoàn thành. Các nhà đầu tư cho rằng, đã là hợp tác công tư, nhà đầu tư giải ngân một đồng thì Nhà nước cũng phải bỏ vốn góp theo tỷ lệ tương ứng. Ràng buộc này sẽ dẫn đến việc khó khăn trong giao kết hợp đồng tín dụng, do phía ngân hàng lo sợ rủi ro từ việc chậm giải ngân nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Các chuyên gia đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ PPP bằng việc hình thành thị trường vốn, mở ra nhiều kênh đầu tư; đặc biệt là hình thành quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; hỗ trợ phát hành trái phiếu doanh nghiệp; thí điểm tách chi phí giải phóng mặt bằng ra khỏi tổng mức đầu tư… Theo dự báo của chuyên gia, các công trình đầu tư hạ tầng giao thông cho ĐBSCL thời gian tới sẽ khó thu hút đầu tư theo phương thức PPP. Do đó, cần xem xét áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù...
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bộ GTVT yêu cầu Cảng HKQT Tân Sơn Nhất chấn chỉnh hiện tượng tăng giá, chèn ép khách đi xe
-
Khánh thành cầu Vàm Xáng bắc qua sông Cần Thơ
-
8 dự án hạ tầng giao thông lớn TPHCM chuẩn bị đầu tư cần bao nhiêu vốn?
-
4 dự án nâng cấp luồng hàng hải cần thêm khoảng 700 tỷ đồng
-
TPHCM: Chuẩn bị đầu tư 8 dự án hạ tầng giao thông lớn
-
Hà Nội cam kết có hơn 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
-
Sóc Trăng bố trí 1.000 tỷ đồng cho dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
-
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM: Xây dựng càng sớm càng tốt
-
Hàng ngàn phương tiện “chôn chân” trên đại lộ Phạm Văn Đồng là do lượng xe tăng đột biến
-
Nhiều người suýt lỡ chuyến bay vì kẹt xe kéo dài trên đại lộ Phạm Văn Đồng hướng về sân bay Tân Sơn Nhất