Hành động cứu “Amazon của châu Âu”

Theo AFP, các bộ trưởng 14 nước lưu vực sông Danube vừa thông qua kế hoạch làm sạch và bảo vệ dòng sông được mệnh danh là “Amazon của châu Âu” này. Danube là con sông dài thứ hai tại châu Âu với 2.860km bắt nguồn từ Schwarzwald, Đức, chảy qua 11 nước trước khi ra biển Đen tại Romania và Ukraine.

Theo AFP, các bộ trưởng 14 nước lưu vực sông Danube vừa thông qua kế hoạch làm sạch và bảo vệ dòng sông được mệnh danh là “Amazon của châu Âu” này. Danube là con sông dài thứ hai tại châu Âu với 2.860km bắt nguồn từ Schwarzwald, Đức, chảy qua 11 nước trước khi ra biển Đen tại Romania và Ukraine.

Theo kế hoạch, có hàng loạt biện pháp được áp dụng trong vòng 5 năm tới, trong đó có nỗ lực giảm nhẹ tình trạng ô nhiễm cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại do con người gây ra. Trong số các biện pháp gồm tái tạo các vùng đầm lầy dọc con sông, tạo những hàng rào tự nhiên ngăn lũ, nâng cấp đê bao và cải thiện hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai. Các tổ chức môi trường đã hoan nghênh kế hoạch này nhưng cảnh báo thêm rằng tác hại từ việc xây dựng các con đập thủy điện trên dòng sông này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với dòng Danube, nhất là các công trình xây dựng đập và kênh đào ở khu vực thượng lưu tại Đức.

Theo ông Hubert Weigger, Chủ tịch Tổ chức môi trường Vòng tay bè bạn của trái đất (BUND), các con đập thủy điện ở mọi quy mô lớn hay nhỏ đều có thể làm thay đổi hệ sinh thái rất cần được bảo vệ của Danube cũng như làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông và gây khó khăn cho việc lưu thông của tàu biển.

Ông Weigger cho rằng: “Chỉ nên điều chỉnh quy mô các con tàu theo độ rộng của dòng sông chứ không nên làm cho con sông phù hợp với những con tàu biển”. Còn theo Chủ tịch Ủy ban Quốc tế bảo vệ dòng sông Danube, ông Mitja Bricelj: “Danube cung cấp nước cho nhiều nước châu Âu, vì thế chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm. Danube cũng không chỉ là một con đường thủy, nó còn là một phần của di sản văn hóa và thiên nhiên của châu Âu”.

K.Minh
 

Tin cùng chuyên mục