Hậu quả từ nhẹ tay!

Trong buổi nói chuyện về chuyên đề phòng chống ung thư, một vị bác sĩ cho rằng phần lớn bệnh vào từ miệng. Thói quen ăn uống không đúng, thực phẩm thiếu an toàn, mất vệ sinh… là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. Mỗi người phải tự bảo vệ mình bằng thói quen ăn uống hợp lý, lựa chọn thực phẩm an toàn.

Trong buổi nói chuyện về chuyên đề phòng chống ung thư, một vị bác sĩ cho rằng phần lớn bệnh vào từ miệng. Thói quen ăn uống không đúng, thực phẩm thiếu an toàn, mất vệ sinh… là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. Mỗi người phải tự bảo vệ mình bằng thói quen ăn uống hợp lý, lựa chọn thực phẩm an toàn.

Nhưng xem ra lời khuyên đó… bất khả thi trước thực tế nhìn đâu cũng thấy hóa chất độc hại, chỉ không ăn mới không bệnh. Dư luận rùng mình vì thanh tra y tế liên tục công bố hàng loạt gia vị kém ATVSTP, thậm chí chất chỉ dùng trong ngành dệt cũng được dùng nhuộm đẹp thức ăn.

Từ cuối năm 2009 đến nay, những sản phẩm hành phi chế biến bằng dầu đen; hạt dưa, bột ớt, gia vị chứa chất gây ung thư… mới bị phanh phui khi đã “tác oai” trên thị trường khá lâu. Hậu quả của thực phẩm độc hại không chỉ gây ngộ độc thực phẩm mà còn tiềm ẩn vô số mầm mống bệnh nan y cho người dùng.

Nhưng làm sao có thể phân biệt được thực phẩm kém chất lượng, thiếu an toàn? Người tiêu dùng thiếu “vũ khí” để đối phó giữa “rừng” thực phẩm đủ mọi nguồn gốc được bày bán trên thị trường. Người tiêu dùng trông chờ vào cơ quan chức năng. Nhưng nhìn vào dễ thấy và phải thông cảm, nhân sự của ngành hữu quan làm không xuể công tác thanh tra, hậu kiểm tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chợ búa… Một người trong ngành từng than: Nếu phải kiểm tra tất cả các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì có đi 1 năm mới giáp vòng, đành chọn những “điểm nóng”, có tiền sử vi phạm… để kiểm tra!

Nhưng điều đáng nói, tỷ lệ tái vi phạm qua kiểm tra chiếm tỷ lệ rất cao. Có lẽ nguyên nhân lớn nhất là do hình thức xử phạt chưa đủ “đô” để răn đe. Mới đây, tòa án quận Phụng Hiền (Thượng Hải - Trung Quốc) vừa tuyên án 3-5 năm tù giam cho những bị cáo liên quan đến vụ bê bối sữa chứa melamine. Trước đó, một bị cáo liên quan đến vụ melamine còn bị tử hình vì hành vi gây ảnh hưởng sức khỏe trẻ em.

Đó là cái giá phải trả cho những cơ sở kinh doanh chà đạp lên sức khỏe con người chỉ vì lợi nhuận ở Trung Quốc. Nhìn lại ở ta, cơ quan quản lý đã kê chung “một toa thuốc” để điều trị bệnh vi phạm VSATTP khá nhẹ. Mức xử phạt hành chính tối đa 15 triệu đồng đối với 1 hành vi vi phạm VSATTP chẳng thấm gì so với lợi ích kinh tế mang lại và càng không thấm vào đâu trước những thiệt hại mà người dân bị ảnh hưởng.

Nếu bị phát hiện hóa chất không có trong danh mục cho phép, doanh nghiệp chỉ bị tịch thu sản phẩm, phạt, nặng hơn thì bị đình chỉ, khắc phục và chờ ngày “tái xuất”… được xem là đã quá nhẹ tay trong xử phạt vi phạm VSATTP liên quan đến sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu vì sao các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn vô tư vi phạm

Tiêu Hà

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đang thăm khám cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp, nhiều ca nặng

Thời gian gần đây, các bệnh viện (BV) nhi đồng trên địa bàn TPHCM liên tục tiếp nhận nhiều ca mắc tay chân miệng (TCM) nặng. Các chuyên gia y tế nhận định, với sự xuất hiện của virus Enterovirus 71 (EV71), dịch bệnh TCM năm nay dự báo sẽ có những diễn biến khó lường.

Sức khỏe cộng đồng

Một bệnh viện tư nhân triển khai thành công bệnh án điện tử

Việc sử dụng bệnh án điện tử giúp giảm đáng kể thời gian chờ đợi. Nhờ hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS), các bác sĩ có thể xem ngay các kết quả cận lâm sàng như siêu âm, X-quang, CT-scan, MRI… từ đó nhanh chóng đưa ra chỉ định hay phác đồ điều trị phù hợp.