RCEP là FTA với quy mô thị trường lớn nhất thế giới chiếm 2,2 tỷ người tiêu dùng (30% dân số thế giới), GDP khoảng 26.200 tỷ USD (khoảng 30% GDP toàn cầu). Điểm khác biệt so với CPTPP là trình độ phát triển của các nước thành viên trong RCEP đa dạng nhất, có sự tham gia của cả các nền kinh tế hàng đầu thế giới và các nước kém phát triển. Hiệp định dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các nước đối tác.
Bên cạnh những thuận lợi, Hiệp định RCEP có thể mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam. Trong các quốc gia tham gia RCEP, hiện có rất nhiều thị trường, khu vực chúng ta đang bị nhập siêu lớn nhất như Trung Quốc, khu vực ASEAN, Hàn Quốc…
Mặt khác, chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm xuất khẩu nước ta đều khá khiêm tốn. Trong khi đó, các nền kinh tế trong khu vực RCEP có nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự như nước ta nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn.
Các tin, bài viết khác
-
Nông sản Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
-
Quận Bình Tân thu ngân sách vượt hơn 18% chỉ tiêu dù dịch Covid-19 phức tạp
-
Nỗ lực ngăn chặn gian lận thương mại, trốn thuế
-
Xây dựng TPHCM thành trung tâm mua sắm - thương mại khu vực và cả nước: Vẫn chưa tìm được hướng đi
-
Khôi phục vườn sầu riêng đặc sản
-
TPHCM ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ
-
Công bố 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
-
Chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường cuối năm
-
Nhập chip điện tử vài triệu đồng, kê khai hàng triệu USD
-
Phối hợp để thúc đẩy giải ngân vốn cho Vietnam Airlines