Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM, các ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng một lần nữa gây khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch. Trong bối cảnh doanh nghiệp vừa phải hoàn tiền cọc hoặc dời ngày vô thời hạn cho khách, nhưng vẫn phải thanh toán tiền cho các đơn vị cung ứng dịch vụ hoặc thương lượng để cùng chia sẻ rủi ro.
Hiệp hội Du lịch TPHCM nhìn nhận, vừa qua các chính sách ứng phó của Chính phủ với đại dịch đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên thực tiễn triển khai cho thấy các chính sách này vẫn đang phát sinh một số bất cập, hạn chế.

Đối với thuế thu nhập cá nhân cũng chưa nhận được chính sách hỗ trợ nào, vẫn phải đóng đủ và đúng thời gian. Việc giảm giá điện đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng - khách sạn chỉ áp dụng đến hết năm 2020.
Về Bảo hiểm xã hội, hiện cho giãn nộp với điều kiện phải cắt giảm trên 50% lao động. Doanh nghiệp nào không cắt giảm lao động thì xem như vẫn đóng bình thường.

“Đây là nguyện vọng tha thiết và mong chờ của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước và các ngành chức năng kịp thời đề xuất Chính phủ nhằm tiếp sức doanh nghiệp vượt khó", bà Nguyễn Thị Khánh cho biết. |
Các tin, bài viết khác
-
Đẹp nao lòng với “đại lão mai vàng” trên non thiêng Yên Tử
-
Vượt khó trong ‘mùa dịch’
-
Du lịch sau tết: Nơi nhộn nhịp, nơi vắng vẻ
-
Gần 10.000 người về thăm quê Bác dịp Tết Tân Sửu
-
Du lịch phải đảm bảo an toàn
-
Tạo sức bật cho du lịch canh nông
-
Nhiều điểm du lịch thất thu dịp tết
-
Đà Nẵng ước đạt 30,8 ngàn lượt khách trong dịp Tết Tân Sửu
-
Đẹp ngỡ ngàng với những khung hình "Việt Nam đi để yêu"
-
Quê mình mộc mạc thiên nhiên