Ngày 12-1, Iran đã hoàn tất việc dỡ bỏ niêm phong của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại 3 cơ sở nghiên cứu hạt nhân của nước này, trong đó có nhà máy hạt nhân Natanz, dưới sự giám sát của các thanh sát viên IAEA, để nối lại hoạt động nghiên cứu hạt nhân sau hai năm tạm ngừng.
![]() |
Nhà máy hạt nhân Natanz |
Theo ông Mohamed ElBaradei, Giám đốc IAEA, với việc tháo dỡ này, Iran có thể làm giàu uranium "với quy mô nhỏ" tại nhà máy Natanz, bằng cách sử dụng máy ly tâm, bất chấp sự phản đối của các nước phương Tây.
Tuy nhiên, theo ông Baradei, Iran "phải mất vài tuần" để tập trung thiết bị và bắt đầu sản xuất nhiên liệu tại nhà máy Natanz, để phục vụ công trình nghiên cứu làm giàu uranium.
Cùng ngày, hãng tin Nga Interfax dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết các quan chức Nga, Trung Quốc, Mỹ và 3 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã từng đàm phán với Iran về vấn đề hạt nhân của nước này, là Anh, Pháp và Đức (EU-3) sẽ tiến hành "cuộc tham khảo ý kiến khẩn cấp" tại London (Anh) vào tuần tới.
Iran bắt đầu dỡ bỏ niêm phong tại các cơ sở nghiên cứu hạt nhân từ ngày 10-1 để tiếp tục nghiên cứu hạt nhân, phục vụ "các mục đích hòa bình", đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương Tây, vì Mỹ và EU-3 luôn nghi ngờ Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.
EU-3 đã cảnh báo rằng không loại trừ khả năng họ sẽ đưa vấn đề hạt nhân của Iran ra trước Hội đồng bảo an LHQ.
L.D (TTXVN & Reutres)
Các tin, bài viết khác
-
Nguy cơ mới
-
OECD thành lập trung tâm khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ
-
Tổng thống Joe Biden ký 2 sắc lệnh cứu trợ kinh tế
-
Đưa ASEAN thành cộng đồng số hàng đầu
-
Xu hướng đòi quyền an tử
-
Vận chuyển vaccine phòng Covid-19: Châu Á gặp thách thức lớn
-
Các nhà khoa học kêu gọi tăng cường chống biến đổi khí hậu
-
Đảng Cộng hòa đề xuất hoãn phiên luận tội cựu Tổng thống Donald Trump
-
Chưa thể hạ nhiệt
-
Thỏa thuận bản quyền báo chí của Google