Hội tế đất đền Xã Tắc

Là người sinh và lớn lên cạnh đền Xã Tắc thuộc phường Thuận Cát cũ, tôi vui mừng khi nhận được tin lễ tế đàn Xã Tắc sẽ được tái hiện trong Festival Huế. Như vậy là dự án trị giá 4 tỷ đồng phục hồi đàn Xã Tắc khởi công từ tháng 8-2007 nay đã kịp cơ bản hoàn thành.
Hội tế đất đền Xã Tắc

Là người sinh và lớn lên cạnh đền Xã Tắc thuộc phường Thuận Cát cũ, tôi vui mừng khi nhận được tin lễ tế đàn Xã Tắc sẽ được tái hiện trong Festival Huế. Như vậy là dự án trị giá 4 tỷ đồng phục hồi đàn Xã Tắc khởi công từ tháng 8-2007 nay đã kịp cơ bản hoàn thành.

Mừng và rất đỗi ngạc nhiên, vì lẽ chỉ cách 3 năm, tôi về thăm lại đàn Xã Tắc, thì chỉ còn sót lại một tấm bia đá nằm nghiêng, với nét khắc 4 chữ Hán “Thái xã chi thần” còn lại tất cả được thay thế bằng một khu nhà tập thể 416 căn khang trang. Một dự án khó khăn vì vấn đề giải tỏa, tái định cư cho các hộ dân. Dù sao đây cũng là một tin vui từ quê nhà.

Nhân đây cũng xin ghi lại về một đàn Xã Tắc và lễ tế đất còn trong ký ức, biết đâu có giúp ích gì cho công việc tái hiện của thế hệ trẻ ngày nay.

Lễ tế đền Xã Tắc. Ảnh: C.T.V

Lễ tế đền Xã Tắc. Ảnh: C.T.V

Hình ảnh đầu tiên mà một chú bé nhà quê nhận ra là một hồ sen trắng, sau hồ sen là cửa tam quan 4 cột xây cao, mở con đường lớn đi vào tầng thấp của đền Xã Tắc. Tiếp tục lên tầng chồng, từ cửa Bắc đi qua mặt đàn chia ra 5 ô đá thanh, sơn xanh, đỏ, tím, vàng, đen nơi đặt bàn lễ vật để tế đất, đi xuống hướng Nam thì có tấm bình phong. Một bí ẩn là đường vào ra hai hướng Tây Đông lại trồng hai hàng mù u dẫn lối, nên mới có câu ca dao “Văn Thánh trồng thông, Võ Thánh trồng bàng, ngó về Xã Tắc hai hàng mù u”. Khớp với nơi tế thần đất và thần lúa, đất đàn Xã Tắc được phân cho dân làng trồng lúa vại tầng thấp và trồng khoai ở tầng cao. Lúa cạn, vại vào hè thu, nắng cháy, cây lúa non cháy sém, chỉ còn lại cái tim xanh bên trong và gió mùa thu cách mạng 1945 đã thổi tới sức sống mới, mầm tim xanh vươn lên. Huế đổi đời nhìn từ vạt lúa vại trên nền Xã Tắc. Rồi chiến tranh tiếp nối chiến tranh. Đến Xã Tắc không còn giữ tục lệ “ba năm tế trời, một năm tế đất” và tế trời ở đàn Nam Giao do vua, tế đất ở đàn Xã Tắc do thần, chủ tế là quan thượng thư bộ Lễ.

Đã có một số triều vua trước, vua thân chinh đến tế đất nhưng từ thời Vua Bảo Đại thì chỉ có thần đến chủ tế, tuy một năm một lần, lại chia ra hai kỳ, xuân tế vào tháng 2 và thu tế tháng 8 âm lịch. Từ 3 hôm trước lễ, dân làng đã được huy động để phát quang, rửa sạch từ vòng thành đến sân thượng. Sân đá sơn mới lại theo ngũ hành âm dương, chính giữa màu vàng, đông xanh, tây trắng, nam đỏ, bắc đen. Trên sàng tế dựng 32 cái tàng lọng màu vàng trên đá tảng, chính giữa đặt bàn lớn, lễ vật ngoài hoa quả trầm hương, chủ yếu phải có “ngũ tế sinh” gồm heo, bò, gà, dê và cá chép. Những đêm chuẩn lễ trở thành những đêm hội, dân 10 phường thuộc thành nội và các phường tả hữu ngạn sông Hương tụ về vui chơi. Chính lễ cử hành đúng ngọ, quan chủ tế đọc văn tế, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt… Là nước nông nghiệp, tập tục tế xã đất và tắc lúa được phục hoạt là rất nên, nhất là trong một festival quốc tế thu hút nhiều du khách các nước. 

LÊ VĂN SÂM

Tin cùng chuyên mục