Ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đầu cuối Hàn Quốc đến tìm kiếm nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ Việt Nam với số lượng nhiều như vậy. Điều này cho thấy, chất lượng sản phẩm phụ trợ Việt Nam đã được cải thiện và đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định trong chuỗi cung ứng sản phẩm phụ trợ toàn cầu.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như tăng cơ hội kết nối, tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp sản phẩm phụ trợ Việt Nam, Sở Công thương tổ chức “Triển lãm Quốc tế máy móc - thiết bị công nghiệp tại Việt Nam (VIMAF)” và “Triển lãm Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VSIF)” diễn ra từ ngày 12 đến 14-12-2018 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Triển lãm VIMAF và VSIF năm 2018 tập trung khoảng 30% sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; 30% máy móc, thiết bị trong lĩnh vực thiết bị trong nhà máy và thiết bị điện, 25% sản phẩm kim loại và giải pháp trong gia công kim loại, 15% giải pháp trong hệ thống tự động hóa và điều khiển chuyện động, vật liệu, phụ kiện trong công nghiệp, máy móc trong xây dựng.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Xuất khẩu điều giảm do giá dầu tăng, dịch bệnh, chiến tranh Nga - Ukraina
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành dầu khí phải đảm bảo an ninh năng lượng
-
Phương Trang vinh dự nhận danh hiệu Thương hiêu số 1 Việt Nam năm 2022
-
Xin giấy phép xây dựng quy định 20 ngày nhưng thường phải 2 năm
-
Du lịch Team building: Kết nối hay rào cản?
-
Tìm lời giải căn cơ cho tro, xỉ than nhiệt điện: Chưa thể giải quyết tro, xỉ tồn
-
40-55% tàu cá không thể ra khơi vì giá dầu tăng 65%, Bộ NN-PTNT ra công văn khẩn
-
Tăng cường hợp tác toàn diện giữa 3 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet – Mukdahan
-
Nước mắm Việt Nam hướng tới xuất khẩu
-
“Thủ lĩnh” trồng lúa nếp hữu cơ