Ân cần với người bệnh
Cách trung tâm thị trấn Ba Tri hơn 4km, Phòng khám từ thiện Hưng Bảo Tự, nằm sâu bên trong con hẻm nhỏ, là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều bệnh nhân nghèo đến điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Phòng khám được thành lập từ năm 1954, chuyên chữa trị miễn phí các bệnh tai biến mạch máu não, cao huyết áp, thần kinh tọa, thấp khớp hoặc viêm xoang. Phòng khám này là thành viên của Hội Từ thiện Phước Thiện (trực thuộc Hội Đông y tỉnh Bến Tre), được cấp giấy phép hoạt động đạt chuẩn của Bộ Y tế. Đội ngũ lương y, kỹ thuật viên và phụ dược đều được đào tạo và có giấy chứng nhận qua lớp học về Đông y. Phòng khám hiện có 34 thành viên, gồm 2 lương y cấp quốc gia, cùng đội ngũ kỹ thuật viên châm cứu, phụ dược, sơ chế và sưu tầm thuốc.
Người trực tiếp khám điều trị bệnh là lương y Trịnh Hữu Phúc - một cụ ông 85 tuổi, mái tóc bạc trắng, đã gắn bó từ những ngày đầu thành lập phòng khám. Ông là Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ xã Tân Thủy. Cụ Phúc được mọi người quý trọng do trình độ chuyên môn y học cao và luôn tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người nghèo ở địa phương. Các bệnh nhân cho biết, khi khám bệnh, lương y Trịnh Hữu Phúc luôn ân cần giải thích tỉ mỉ nguồn gốc căn bệnh, dặn dò uống thuốc gì, điều trị ra sao rất cặn kẽ. Bệnh nhân Mỹ Khao (65 tuổi) kể: “Nhà tôi ở tỉnh Đồng Tháp, nhưng mỗi tháng tôi đều đến đây để bốc thuốc trị đau khớp. Sức khỏe của tôi tiến triển tốt nhờ khám, bốc thuốc tại đây. Thầy thuốc tận tụy với người bệnh, giỏi chuyên môn và có tấm lòng nhân ái, thực sự là lương y như từ mẫu”.
Một tập thể nhân ái
Đồng hành lương y Trịnh Hữu Phúc còn có rất nhiều thành viên thầm lặng phía sau. Hàng ngày, sư cô trụ trì chùa Hưng Bảo Tự trực tiếp lo việc châm cứu cho bệnh nhân. Sư cô có tay nghề châm cứu vững nhất, được đào tạo bài bản. Bên sân chùa phía sau khu vực khám chữa bệnh có giàn phơi thuốc, với hơn trăm tiểu loại thảo dược. Bình quân mỗi năm chùa sử dụng đến 20 tấn thuốc cấp cho bệnh nhân. Hầu hết thuốc đều do các phật tử mang đến từ nhiều vùng trong cả nước. Một số được trồng tại khuôn viên chùa và nhà của các phật tử. Do nhu cầu phát thuốc mỗi ngày rất lớn nên chùa có hẳn một ban 15 người chuyên lo việc sưu tầm, sơ chế thuốc. Nhóm có nhiệm vụ phân loại, cắt gọt, phơi khô và xếp gọn vào kho thuốc. Tất cả mọi người đều tình nguyện đóng góp công sức với niềm hạnh phúc vì được tham gia việc thiện nguyện. Bên sàng cắt thuốc, hội viên Bảy Tòng (69 tuổi) chia sẻ: “Rất vui khi tuổi già mà vẫn còn được góp sức giúp đỡ mọi người”.
Những người đang tham gia hoạt động thiện nguyện tại đây, có người đã từng bệnh tật, đến đây chữa bệnh, khi khỏe mạnh liền quay trở lại phục vụ với tinh thần biết ơn đời. Bà Hồ Thị Ra (59 tuổi) cho biết: “Tôi đã làm việc ở đây hơn 3 năm. Như nhiều thành viên khác, tôi phải hoàn thành khóa học về chuyên môn và thi lấy chứng chỉ mới được đứng chân bốc thuốc. Đều đặn mỗi tuần 3 buổi sáng, tôi đến đây phụ giúp việc phân loại và bốc thuốc cho bệnh nhân. Công việc diễn ra từ 8 giờ đến 11 giờ”.
Lương y Huỳnh Công Trận cho biết: Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí, các cấp Hội Đông y địa phương còn có nhiều hoạt động từ thiện khác như hỗ trợ tiền xe cho những người nghèo ở xa tới chữa bệnh, đóng góp cấp dưỡng thường xuyên cho các gia đình neo đơn, tổ chức bếp ăn từ thiện, tham gia hoạt động về nguồn khám chữa bệnh giúp bệnh nhân nghèo…
Cách trung tâm thị trấn Ba Tri hơn 4km, Phòng khám từ thiện Hưng Bảo Tự, nằm sâu bên trong con hẻm nhỏ, là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều bệnh nhân nghèo đến điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Phòng khám được thành lập từ năm 1954, chuyên chữa trị miễn phí các bệnh tai biến mạch máu não, cao huyết áp, thần kinh tọa, thấp khớp hoặc viêm xoang. Phòng khám này là thành viên của Hội Từ thiện Phước Thiện (trực thuộc Hội Đông y tỉnh Bến Tre), được cấp giấy phép hoạt động đạt chuẩn của Bộ Y tế. Đội ngũ lương y, kỹ thuật viên và phụ dược đều được đào tạo và có giấy chứng nhận qua lớp học về Đông y. Phòng khám hiện có 34 thành viên, gồm 2 lương y cấp quốc gia, cùng đội ngũ kỹ thuật viên châm cứu, phụ dược, sơ chế và sưu tầm thuốc.
Người trực tiếp khám điều trị bệnh là lương y Trịnh Hữu Phúc - một cụ ông 85 tuổi, mái tóc bạc trắng, đã gắn bó từ những ngày đầu thành lập phòng khám. Ông là Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ xã Tân Thủy. Cụ Phúc được mọi người quý trọng do trình độ chuyên môn y học cao và luôn tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người nghèo ở địa phương. Các bệnh nhân cho biết, khi khám bệnh, lương y Trịnh Hữu Phúc luôn ân cần giải thích tỉ mỉ nguồn gốc căn bệnh, dặn dò uống thuốc gì, điều trị ra sao rất cặn kẽ. Bệnh nhân Mỹ Khao (65 tuổi) kể: “Nhà tôi ở tỉnh Đồng Tháp, nhưng mỗi tháng tôi đều đến đây để bốc thuốc trị đau khớp. Sức khỏe của tôi tiến triển tốt nhờ khám, bốc thuốc tại đây. Thầy thuốc tận tụy với người bệnh, giỏi chuyên môn và có tấm lòng nhân ái, thực sự là lương y như từ mẫu”.
Một tập thể nhân ái
Đồng hành lương y Trịnh Hữu Phúc còn có rất nhiều thành viên thầm lặng phía sau. Hàng ngày, sư cô trụ trì chùa Hưng Bảo Tự trực tiếp lo việc châm cứu cho bệnh nhân. Sư cô có tay nghề châm cứu vững nhất, được đào tạo bài bản. Bên sân chùa phía sau khu vực khám chữa bệnh có giàn phơi thuốc, với hơn trăm tiểu loại thảo dược. Bình quân mỗi năm chùa sử dụng đến 20 tấn thuốc cấp cho bệnh nhân. Hầu hết thuốc đều do các phật tử mang đến từ nhiều vùng trong cả nước. Một số được trồng tại khuôn viên chùa và nhà của các phật tử. Do nhu cầu phát thuốc mỗi ngày rất lớn nên chùa có hẳn một ban 15 người chuyên lo việc sưu tầm, sơ chế thuốc. Nhóm có nhiệm vụ phân loại, cắt gọt, phơi khô và xếp gọn vào kho thuốc. Tất cả mọi người đều tình nguyện đóng góp công sức với niềm hạnh phúc vì được tham gia việc thiện nguyện. Bên sàng cắt thuốc, hội viên Bảy Tòng (69 tuổi) chia sẻ: “Rất vui khi tuổi già mà vẫn còn được góp sức giúp đỡ mọi người”.
Những người đang tham gia hoạt động thiện nguyện tại đây, có người đã từng bệnh tật, đến đây chữa bệnh, khi khỏe mạnh liền quay trở lại phục vụ với tinh thần biết ơn đời. Bà Hồ Thị Ra (59 tuổi) cho biết: “Tôi đã làm việc ở đây hơn 3 năm. Như nhiều thành viên khác, tôi phải hoàn thành khóa học về chuyên môn và thi lấy chứng chỉ mới được đứng chân bốc thuốc. Đều đặn mỗi tuần 3 buổi sáng, tôi đến đây phụ giúp việc phân loại và bốc thuốc cho bệnh nhân. Công việc diễn ra từ 8 giờ đến 11 giờ”.
Lương y Huỳnh Công Trận cho biết: Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí, các cấp Hội Đông y địa phương còn có nhiều hoạt động từ thiện khác như hỗ trợ tiền xe cho những người nghèo ở xa tới chữa bệnh, đóng góp cấp dưỡng thường xuyên cho các gia đình neo đơn, tổ chức bếp ăn từ thiện, tham gia hoạt động về nguồn khám chữa bệnh giúp bệnh nhân nghèo…