Riêng đối với ngành bán lẻ còn đang vấp phải nhiều thách thức trong đào tạo cũng như thiếu hụt nguồn nhân lực; trong khi tại Việt Nam chưa có hoặc rất ít đơn vị đào tạo chuyên ngành bán lẻ.
Theo báo cáo khảo sát lương năm 2017 của Công ty Tư vấn nhân sự Mercer (Mỹ) và đại diện tại Việt Nam là Công ty Talentnet vừa công bố, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia. Trong đó, tỷ lệ chênh lệch về mức lương cơ bản hàng năm cho vị trí khác nhau giữa các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước đối với nhân viên là 15%; chuyên viên 30%; quản lý 41%. Ngoài ra, báo cáo này cũng chỉ ra rằng, năm 2017, trong nhóm các công ty nước ngoài thì 3 ngành nghề có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao nhất là ngành bán lẻ với tỷ lệ 32,2%; bất động sản 18,8% và hàng tiêu dùng 17,3%.
Kết quả này cũng tương đồng với báo cáo nhân sự ngành bán lẻ do Navigos Group (tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam) công bố. Kết quả khảo sát của Navigos Group cũng cho thấy, các ứng viên ngành bán lẻ hay dao động khi “đối thủ” cùng ngành tiếp cận và mời họ làm việc. Đồng thời, lao động ngành bán lẻ không cam kết làm việc lâu dài và thường xuyên thay đổi công việc; thời gian gắn bó với doanh nghiệp chỉ trung bình từ 2 - 3 năm.
Liên quan đến giải pháp tuyển dụng ngành bán lẻ và giữ chân nguồn nhân lực, các chuyên gia nhấn mạnh, mỗi doanh nghiệp đều có nét văn hóa riêng; tuy nhiên, để xây dựng văn hóa hiệu quả nên xuất phát từ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nhằm giảm thiểu tỷ lệ chuyển việc, doanh nghiệp cần chú trọng 2 yếu tố là phát triển đội ngũ lãnh đạo có kỹ năng quản lý con người và thường xuyên cung cấp những khóa đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.
Vào tháng 6-2017, nhằm thúc đẩy, tạo nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, Bộ Công thương đã phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Viện Phát triển và cải cách Hàn Quốc (ReDI), Trường Đại học Công nghiệp TPHCM (IUH) và Tập đoàn LOTTE khai trương Trung tâm Đào tạo LOTTE-KOICA-IUH Service Training Center (gọi tắt LKIC). Đây là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam chuyên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán lẻ. LKIC có chương trình đào tạo phong phú, sát với nhu cầu thực tế từ kỹ năng giao tiếp khách hàng, nghiệp vụ quản lý kho... đến nghiệp vụ quản lý sản phẩm, marketing, khả năng ngoại ngữ....
Theo ước tính, mỗi khóa học sẽ tuyển sinh từ 200 - 350 học viên, với khoảng 150 giờ đào tạo, kết hợp cả lý thuyết và thực hành. Cụ thể, tập trung đào tạo các khóa ngắn hạn và trung hạn cho 3 nhóm đối tượng, gồm: người tìm việc/sinh viên, người cần bổ túc nghiệp vụ và thương nhân buôn bán nhỏ. Dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.200 - 1.500 lao động/năm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo báo cáo khảo sát lương năm 2017 của Công ty Tư vấn nhân sự Mercer (Mỹ) và đại diện tại Việt Nam là Công ty Talentnet vừa công bố, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia. Trong đó, tỷ lệ chênh lệch về mức lương cơ bản hàng năm cho vị trí khác nhau giữa các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước đối với nhân viên là 15%; chuyên viên 30%; quản lý 41%. Ngoài ra, báo cáo này cũng chỉ ra rằng, năm 2017, trong nhóm các công ty nước ngoài thì 3 ngành nghề có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao nhất là ngành bán lẻ với tỷ lệ 32,2%; bất động sản 18,8% và hàng tiêu dùng 17,3%.
Kết quả này cũng tương đồng với báo cáo nhân sự ngành bán lẻ do Navigos Group (tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam) công bố. Kết quả khảo sát của Navigos Group cũng cho thấy, các ứng viên ngành bán lẻ hay dao động khi “đối thủ” cùng ngành tiếp cận và mời họ làm việc. Đồng thời, lao động ngành bán lẻ không cam kết làm việc lâu dài và thường xuyên thay đổi công việc; thời gian gắn bó với doanh nghiệp chỉ trung bình từ 2 - 3 năm.
Liên quan đến giải pháp tuyển dụng ngành bán lẻ và giữ chân nguồn nhân lực, các chuyên gia nhấn mạnh, mỗi doanh nghiệp đều có nét văn hóa riêng; tuy nhiên, để xây dựng văn hóa hiệu quả nên xuất phát từ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nhằm giảm thiểu tỷ lệ chuyển việc, doanh nghiệp cần chú trọng 2 yếu tố là phát triển đội ngũ lãnh đạo có kỹ năng quản lý con người và thường xuyên cung cấp những khóa đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.
Vào tháng 6-2017, nhằm thúc đẩy, tạo nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, Bộ Công thương đã phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Viện Phát triển và cải cách Hàn Quốc (ReDI), Trường Đại học Công nghiệp TPHCM (IUH) và Tập đoàn LOTTE khai trương Trung tâm Đào tạo LOTTE-KOICA-IUH Service Training Center (gọi tắt LKIC). Đây là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam chuyên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán lẻ. LKIC có chương trình đào tạo phong phú, sát với nhu cầu thực tế từ kỹ năng giao tiếp khách hàng, nghiệp vụ quản lý kho... đến nghiệp vụ quản lý sản phẩm, marketing, khả năng ngoại ngữ....
Theo ước tính, mỗi khóa học sẽ tuyển sinh từ 200 - 350 học viên, với khoảng 150 giờ đào tạo, kết hợp cả lý thuyết và thực hành. Cụ thể, tập trung đào tạo các khóa ngắn hạn và trung hạn cho 3 nhóm đối tượng, gồm: người tìm việc/sinh viên, người cần bổ túc nghiệp vụ và thương nhân buôn bán nhỏ. Dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.200 - 1.500 lao động/năm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
* Ông Lê Hữu Phúc, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công thương, nhận xét: “Việc thành lập LKIC là thành quả đáng ghi nhận của quá trình và nỗ lực hợp tác giữa Trường Đại học Công nghiệp TPHCM và đối tác ReDI dưới sự hỗ trợ của các nhà tài trợ Hàn Quốc, cũng như sự chỉ đạo nhất quán của Bộ Công thương. Với việc đưa LKIC đi vào hoạt động, kỳ vọng đây sẽ là mô hình đào tạo hiệu quả, có thể được nhân rộng, cũng như trở thành điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước Việt Nam - Hàn Quốc nói chung và ngành bán lẻ nói riêng trong tương lai. Bên cạnh đó, LKIC sẽ là một trong những đơn vị thúc đẩy các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu cao của ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam”.