![]() |
Hiện nay, nhiều sản phẩm cơ khí chất lượng cao của các doanh nghiệp TPHCM chưa được biết đến nhiều ở các tỉnh ĐBSCL dẫn đến hạn chế tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, các nhà đầu tư phải nhập thiết bị, máy của nước ngoài với giá rất cao.
Ông Võ Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp TP Cần Thơ, cho biết: Nhiều doanh nghiệp cơ khí TPHCM vừa đạt được những thỏa thuận hỗ trợ đầu tư hợp tác vào thị trường Cần Thơ.
Cụ thể Công ty GTVT Sài Gòn (SAMCO) sẽ tăng cổ phần của mình trong Công ty cổ phần Cơ khí ô tô Cần Thơ lên gấp 3 lần hiện nay và tham gia cổ phần ở một số dự án cơ khí khác trong đó có lĩnh vực đóng tàu.
Công ty TNHH Cơ điện lạnh Hùng Vương sẽ đầu tư hoặc liên doanh với Cần Thơ để chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng trung - đại tu thiết bị lạnh.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng cam kết sẽ chế tạo máy dập đinh dây, bán máy trả chậm... để mở rộng thị trường cơ khí của TPHCM tiêu thụ tại Cần Thơ và ĐBSCL.
CAO PHONG
Các tin, bài viết khác
-
Cà Mau khởi công nhà máy điện gió 10 ngàn tỷ đồng
-
Giám sát mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu
-
Năm 2020: Thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhẹ
-
Nông sản Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
-
Quận Bình Tân thu ngân sách vượt hơn 18% chỉ tiêu dù dịch Covid-19 phức tạp
-
Nỗ lực ngăn chặn gian lận thương mại, trốn thuế
-
Xây dựng TPHCM thành trung tâm mua sắm - thương mại khu vực và cả nước: Vẫn chưa tìm được hướng đi
-
Khôi phục vườn sầu riêng đặc sản
-
TPHCM ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ
-
Công bố 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021