Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, 3 năm qua, cả nước đã huy động được 22.845 tỷ đồng triển khai Chương trình OCOP.
Mục tiêu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 3% sản phẩm đạt 5 sao; thấp nhất 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, thời gian tới, Chương trình OCOP cần được phát triển trên cơ sở cung - cầu, gắn với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng miền, không thực hiện theo phong trào; chú trọng các loại hình kinh tế tham gia OCOP, trong đó, các hợp tác xã, doanh nghiệp phải là “đầu tàu” trong liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Chính phủ và các địa phương cũng sẽ xây dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ về vốn, đất đai, thuế, khoa học công nghệ để doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân... phát triển sản phẩm OCOP.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2% ưu tiên thứ tự đăng ký
-
Dệt may Việt Nam: Mạnh nhưng chưa vững
-
Điều chỉnh dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh
-
Vận hành hệ thống ngăn chặn sai phạm kinh doanh xăng dầu
-
Thời cơ bùng nổ thương mại điện tử
-
Hợp lực để kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ở góc nhìn của tôi, Luật Đầu tư có rất nhiều hạn chế
-
Kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
-
ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Cần kịp thời bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu
-
Mặt bằng cho thuê sôi động trở lại