ITE-HCMC 2012: Hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong

Sở VH-TT-DL TPHCM cho biết, Hội chợ du lịch quốc tế TPHCM năm 2012 (ITE-HCMC 2012) sẽ tổ chức từ ngày 13-9 đến 15-9-2012 tại Trung tâm Hội nghị - Triển lãm Sài Gòn (SECC).

(SGGP).- Sở VH-TT-DL TPHCM cho biết, Hội chợ du lịch quốc tế TPHCM năm 2012 (ITE-HCMC 2012) sẽ tổ chức từ ngày 13-9 đến 15-9-2012 tại Trung tâm Hội nghị - Triển lãm Sài Gòn (SECC).

Năm nay chương trình sẽ chú trọng đến chất lượng người mua (buyers). Đối với người mua quốc tế, bên cạnh các thị trường truyền thống, Ban tổ chức tiếp xúc và đặt vấn đề với một số hãng hàng không và đối tác quốc tế đề nghị phối hợp mời thêm khoảng 120 buyers có quan tâm điểm đến Việt Nam từ các thị trường Nam Âu, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Bắc Âu, Mỹ và Ấn Độ.

Hội chợ lần này sẽ có chương trình người mua nội vùng, với khoảng 100 người mua là các công ty lữ hành outbound từ 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Tiếp tục triển khai chiến lược hợp tác phát triển du lịch của tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), trong khuôn khổ ITE-HCMC 2012, TPHCM có sáng kiến tổ chức hội nghị Thị trưởng các thành phố du lịch TPHCM (Việt Nam), Phnom Penh (Campuchia), Viên Chăn (Lào), Yangon (Myanmar), Bangkok (Thái Lan), Côn Minh (tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), Jeju và Busan (Hàn Quốc). 

M.HẠNH

  • Doanh nghiệp dệt sợi Ấn Độ tìm kênh bán hàng tại Việt Nam 

(SGGP).- Ngày 19-6, tại TPHCM, Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm dệt, sợi cotton Ấn Độ (Texprocil) cùng đoàn 12 doanh nghiệp ngành dệt, sợi cotton Ấn Độ đã có buổi giao lưu thương mại, đẩy mạnh cơ hội hợp tác với doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Theo Texprocil, thị trường Việt Nam mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Ấn Độ, sau 3 năm xúc tiến tại thị trường Việt Nam, mặt hàng vải cotton của Ấn Độ xuất khẩu vào Việt Nam đã tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên, so với nhu cầu nhập khẩu chung của ngành dệt may Việt Nam, thị phần sản phẩm và nguyên liệu của Ấn Độ vẫn còn ở mức khiêm tốn. Trong hơn 12 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu dệt may phục vụ sản xuất năm 2011, lượng hàng nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ khoảng 170 triệu USD và riêng trong 5,05 tỷ USD nhập khẩu hàng cotton, hàng của Ấn Độ chỉ cung ứng khoảng 62 triệu USD. 

M.HẠNH

Tin cùng chuyên mục