Kết nối chặt chẽ để ngành game phát triển toàn diện

Hôm nay 18-3, “Hội nghị Kết nối mở rộng thị trường ngành game Việt Nam: Tầm nhìn mới cho game Việt” diễn ra tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (quận 7, TPHCM). Đây là sự kiện nhằm tiếp tục chuỗi hoạt động kết nối và phát triển game Việt Nam do Cục PT- TH - TTĐT (Bộ TT-TT) thông khởi xướng.
Sinh viên tìm hiểu về game của Topebox tại sự kiện
Sinh viên tìm hiểu về game của Topebox tại sự kiện

Sự kiện đã thu hút hơn 1.000 lượt tham dự từ những bạn trẻ, những người yêu thích và tìm hiểu về ngành game cho đến nhiều công ty, dự án game uy tín ở Việt Nam, nhiều quỹ đầu tư uy tín trong và ngoài nước, sự quan tâm, cố vấn của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành hàng đầu như Ban Điều phối Liên minh Game Việt Nam, Topebox, VTC Mobile, Microsoft, Imba...

Ông Lê Quang Tự Do, Cục Trưởng Cục PT- TH - TTĐT

Ông Lê Quang Tự Do, Cục Trưởng Cục PT- TH - TTĐT

Ông Lê Quang Tự Do, Cục Trưởng Cục PT- TH - TTĐT phát biểu: Ngành game Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế trong thị trường quốc nội cũng như quốc tế, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nước nhà. Hoạt động lần này là bước tiến chiến lược trong công cuộc giúp ngành game thoát khỏi những định kiến đã xưa cũ và là điểm chạm giúp các doanh nghiệp game, các tổ chức có liên quan cùng các quỹ đầu tư kết nối với nhau chặt chẽ hơn, hướng tới mục tiêu chung là phát triển toàn diện.

Hội nghị lần này với hàng loạt hoạt động: Quầy triển lãm với những dự án game hấp dẫn và tiềm năng sắp được ra mắt cũng như được tiếp cận với nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành game; diễn thuyết - tọa đàm của các đại diện từ những tổ chức uy tín như Topebox, Habby, Microsoft, Trường ĐH Tôn Đức Thắng… với những chủ đề thú vị cho nhiều đối tượng tham dự từ học sinh, sinh viên tới những chuyên gia trong ngành.

Ông Thái Thanh Liêm, CEO studio game Topebox

Ông Thái Thanh Liêm, CEO studio game Topebox

Trong phần diễn thuyết của sự kiện này, ông Thái Thanh Liêm, CEO Studio game Topebox, cho rằng rất cần sự hợp tác nhằm phát triển ngành game Việt rộng hơn ra khu vực và thế giới. Công ty này đang có những hoạt động kêu gọi giới lập trình viên tạo ra các tựa game sáng tạo, nhằm tạo khác biệt để dễ trở nên nổi bật. Bên cạnh đó, ông Liêm cũng nêu một số ví dụ cho thấy, một số studio game lớn trên toàn cầu đang cùng nhau hợp tác, tận dụng các thế mạnh của nhau để hỗ trợ các công ty trong ngành phát triển. Việc hợp tác này đã tạo ra các sản phẩm có sức lan toả rộng hơn.

Các sinh viên tìm hiểu về game tại sự kiện

Các sinh viên tìm hiểu về game tại sự kiện

Được biết, hiện trong nước, Topebox cũng đang bắt tay cùng một số studio lớn để hợp tác cùng nhau, cả về con người lẫn tài chính, để làm ra các tựa game quy mô toàn cầu. Đặc biệt, sắp tới Topebox sẽ ra mắt MIMILAND, một platform mà ở đó các lập trình viên, studio game trong nước có thể đưa game của mình vào cùng tham gia. Ngoài ra, người chơi game cũng có thể đưa các tài sản trong các game khác nhau vào platform này để chơi và các lập trình game có thể tái sử dụng các tài sản có sẵn để tạo và ra mắt những tựa game mới. “Các đối tác đi cùng chúng nhau sẽ được bảo vệ, được tận dụng lợi thế phát hành, được đứng cùng bên với những tên tuổi lớn”, ông Liêm chia sẻ.

Và đây cũng là nơi diễn ra vòng chung kết, trao giải Cuộc thi “Tìm kiếm dự án game tiềm năng”, được phát động từ 16-2-2023.

Fish’s Journey: Draw to escape đoạt Giải thưởng “Dự án xuất sắc nhất”

Fish’s Journey: Draw to escape đoạt Giải thưởng “Dự án xuất sắc nhất”

Ban tổ chức đã công bố kết quả: Giải thưởng “Dự án xuất sắc nhất” thuộc về Fish’s Journey: Draw to escape với tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 15.000 USD và 1 Macbook M1; Giải thưởng “Dự án game đột phá” thuộc về dự án Smashing Heroes, Ball Defense với giải thưởng trị giá 6.500 USD và Giải thưởng “Dự án game tiềm năng” thuộc về dự án KIA: Escape or Execution cùng phần thưởng trị giá 4.000 USD. Ngoài ra, Giải thưởng “Dự án được yêu thích nhất” thuộc về Shoes Runner cùng phần quà là 1 Macbook M1...

Tin cùng chuyên mục