Kết quả bầu cử Anh: Đảng Bảo thủ trở lại?

Tính đến 0 giờ ngày 8-5 (giờ VN), kết quả kiểm 649/650 ghế của cuộc bầu cử Quốc hội Anh cho thấy mặc dù đã giành được 306 ghế, tăng 97 ghế so với kỳ bầu cử năm 2005, nhưng đảng Bảo thủ vẫn còn thiếu 21 ghế để hội đủ đa số 326 ghế trong tổng số 650 ghế quốc hội theo quy định để trở thành đảng cầm quyền.
Kết quả bầu cử Anh: Đảng Bảo thủ trở lại?

Tính đến 0 giờ ngày 8-5 (giờ VN), kết quả kiểm 649/650 ghế của cuộc bầu cử Quốc hội Anh cho thấy mặc dù đã giành được 306 ghế, tăng 97 ghế so với kỳ bầu cử năm 2005, nhưng đảng Bảo thủ vẫn còn thiếu 21 ghế để hội đủ đa số 326 ghế trong tổng số 650 ghế quốc hội theo quy định để trở thành đảng cầm quyền.

Trong khi đó, Công đảng giành được 258 ghế, giảm 91 ghế và đảng Dân chủ Tự do giành được 57 ghế, giảm 5 ghế. Như vậy, không có đảng nào trong 3 đảng lớn ở Anh giành được đa số ghế tối thiểu để tự đứng ra thành lập chính phủ.

Thủ lĩnh đảng Bảo thủ David Cameron tuyên bố đang tìm kiếm một thỏa thuận chia sẻ quyền lực “to lớn, mở và toàn diện” với đảng Dân chủ Tự do.

Thủ lĩnh đảng Bảo thủ David Cameron tuyên bố đang tìm kiếm một thỏa thuận chia sẻ quyền lực “to lớn, mở và toàn diện” với đảng Dân chủ Tự do.

Quốc hội mới của Anh sẽ là “quốc hội treo” (tức là một quốc hội mà không đảng nào giành được đa số tuyệt đối) và đây là lần đầu tiên kể từ năm 1974, Quốc hội Anh rơi vào tình trạng này. Cử tri Anh khó có thể quên chuyện từng xảy ra hồi năm 1974, khi hai chính đảng lớn đều không chiếm được đa số, Thủ tướng đương quyền lúc đó là ông Edward Heath thuộc đảng Bảo thủ phải từ chức sau 4 ngày vất vả vận động lập liên minh nhưng không thành công. Công đảng đứng ra lập chính quyền thiểu số và chính quyền này tồn tại chỉ được 7 tháng, sau đó người dân lại đến phòng phiếu để tham gia cuộc bầu cử lần thứ nhì.

Kết quả bầu cử lần này cũng có thể dẫn đến những cuộc đàm phán ở hậu trường trong nhiều ngày về việc thành lập chính phủ tiếp theo. Đảng Bảo thủ có thể thành lập chính phủ thiểu số thông qua việc liên kết với một số đảng nhỏ mà không cần phải có sự thỏa hiệp của đảng Dân chủ Tự do. Tuy nhiên, Hiến pháp Anh quy định Công đảng với tư cách là đảng cầm quyền vẫn có quyền đứng ra thành lập chính phủ trước nếu đảng Dân chủ Tự do chấp nhận liên minh.

Phát biểu sau khi kết quả cuộc bầu cử được xác định, thủ lĩnh đảng Bảo thủ đối lập ở Anh David Cameron nói rằng ông muốn tìm kiếm một thỏa thuận chia sẻ quyền lực “to lớn, mở và toàn diện” với đảng Dân chủ Tự do, đảng về thứ ba sau cuộc bầu cử không đạt được kết quả mang tính quyết định vừa qua.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Gordon Brown cũng nỗ lực để tại vị sau cuộc bầu cử không ngã ngũ, nói rằng ông chuẩn bị đàm phán với bất cứ đảng nào khác về việc thành lập một liên minh. Ông Brown đã chìa tay với đảng Dân chủ Tự do, nói rằng ông ủng hộ lời kêu gọi cải cách bầu cử của đảng này.

Các nhà phân tích nhận định Anh có thể bước vào một giai đoạn chính trị không ổn định. Kết quả bầu cử này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế Anh, một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vẫn còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng, với con số thâm hụt ngân sách 163,4 tỷ bảng, tức 11,6% GDP.

Sự trở lại của đảng Bảo thủ sau 13 năm để quyền lực rơi vào tay Công đảng được giới quan sát nhận định là do người dân Anh quá thất vọng với chính sách kinh tế, không còn tin tưởng vào giới cầm quyền, sau các vụ bê bối như lạm dụng tiền công của các nghị sĩ, việc “mị dân” của cựu thủ tướng Tony Blair về lý do tiến hành chiến tranh Iraq và quyết định tiếp tục ủng hộ cuộc chiến Afghanistan của Thủ tướng Gordon Brown…

Kết quả các cuộc khảo sát bên ngoài phòng bỏ phiếu cho thấy người dân Anh hy vọng trong tương lai sẽ không có một Chính phủ Anh lúc nào cũng gật đầu tán thành theo quyết định của chính quyền Mỹ. Theo thăm dò, tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử lần này là 65%, tăng 4% so với cuộc bầu cử năm 2005. 

X.HẠNH

Tin cùng chuyên mục