Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên

Chiều 9-4, Đoàn công tác của Sở Du lịch TPHCM đã có chuyến khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và Đắk Lắk.

Trong chuyến khảo sát, đoàn đã tham quan Nhà đày TP Buôn Ma Thuôt (tỉnh Đắk Lắk), đây là một di tích lịch sử tại Đắk Lắk, với kết cấu là một di tích hệ thống nhà tù cũ từ thời Pháp thuộc. Ngày 10-7-1980 Nhà đày được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích cấp quốc gia.

Đoàn công tác tham quan Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk
Tiếp đó, đoàn công tác đã tham quan, khảo sát Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk là di tích lịch sử của tỉnh, là bảo tàng đầu tiên của Việt Nam sử dụng 4 ngôn ngữ trong trưng bày, gồm Việt, Pháp, Anh và tiếng Ê Đê. Nơi đây là sự hợp tác của Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê. Với chiều dài 130m, rộng gần 65m, diện tích trên 9.200m², Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk trưng bày rất nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị văn hóa dân tộc và lịch sử.
Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên ảnh 2 Đoàn công tác thăm Bảo tàng Cà phê Thế Giới
Cùng ngày, Đoàn công tác đã ghé thăm Bảo tàng Cà phê Thế Giới của Tập Đoàn Trung Nguyên, Buôn Ako Dhong và Khu Du lịch Văn hóa cộng đồng Kotam.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, Khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có vị trí địa lý gần với Đông Nam bộ trong đó có TPHCM nên rất thuận lợi về thị trường du lịch, tiềm năng trong việc trao đổi khách 2 chiều. Hơn nữa, khu vực Tây Nguyên kết nối với  Nam  Trung bộ du khách có thể trải nghiệm du lịch sinh thái với rừng và du lịch biển – đảo trên một cung đường.

TPHCM đánh giá cao việc ký kết sản phẩm du lịch đối với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Chuyến khảo sát này mục đích để xây dựng thêm nhiều sản phẩm liên kết mới, chuẩn bị cho Diễn đàn liên kết du lịch phát triển giữa khu vực Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

“Qua khảo sát, tôi nhận thấy bên cạnh những sản phẩm truyền thống thể hiện bản sắc đặc trưng văn hóa của dân tộc anh em ở khu vực Tây Nguyên thì còn một số điểm du lịch thu hút du khách. Các địa phương ở Tây Nguyên cần bổ trợ, liên kết các sản phẩm du lịch sẽ rất tiềm năng trong việc thu hút du khách đặc biệt là trong dịp hè tới đây”, bà Hoa cho biết thêm.

>>> Một số hình ảnh trong chuyến khảo sát của Đoàn công tác Sở Du lịch TPHCM: 
Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên ảnh 3 Các homestay ở Đắk Lắk thu hút khách du lịch
Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên ảnh 4 Đắk Lắk có nhiều điểm thu hút khách du lịch
Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên ảnh 5 Nhiều sản phẩm du lịch tại Bảo tàng Cà phê Thế Giới
Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên ảnh 6 Giới thiệu các sản phẩm cà phê cho du khách
Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên ảnh 7 Cối nghiền cà phê cổ
Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên ảnh 8 Cân cà phê cổ được trưng bày tại Bảo tàng Cà phê Thế Giới
Khảo sát phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên ảnh 9

Tin cùng chuyên mục