Khó đạt chỉ tiêu tạo 1,7 triệu việc làm

Ngày 30-7, Bộ LĐTB-XH đã tổ chức buổi giao ban trực tuyến với các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước về những công việc trọng tâm cần tháo gỡ khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2009. Trong đó, những nội dung được nhiều người quan tâm và đặt ra là giải quyết việc làm trong suy thoái kinh tế, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, hạn chế lao động nước ngoài tràn vào Việt Nam... Trước câu hỏi của báo giới, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân (ảnh) cũng đã trình bày rõ hơn về những khía cạnh nêu trên.
Khó đạt chỉ tiêu tạo 1,7 triệu việc làm

Ngày 30-7, Bộ LĐTB-XH đã tổ chức buổi giao ban trực tuyến với các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước về những công việc trọng tâm cần tháo gỡ khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2009. Trong đó, những nội dung được nhiều người quan tâm và đặt ra là giải quyết việc làm trong suy thoái kinh tế, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, hạn chế lao động nước ngoài tràn vào Việt Nam... Trước câu hỏi của báo giới, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân (ảnh) cũng đã trình bày rõ hơn về những khía cạnh nêu trên.

Thưa bộ trưởng, liệu chúng ta có đạt mục tiêu tạo ra 1,7 triệu việc làm mới như đã đặt ra trong năm nay không?

Bộ trưởng NGUYỄN THỊ KIM NGÂN: Hiện nay, Bộ LĐTB-XH đã xác định mục tiêu quan trọng nhất cần phải làm để vượt qua khó khăn là giải quyết việc làm cho người lao động, giảm dần tỷ lệ bị mất việc làm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế.

Khó đạt chỉ tiêu tạo 1,7 triệu việc làm ảnh 1

Hiện nay việc giải quyết việc làm cho người lao động đang gặp khó khăn. Chúng ta biết rằng, việc làm chỉ có được nhờ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên vừa rồi, Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế xuống mức là 5% trong năm nay, vì vậy cũng sẽ không thể đạt được mục tiêu tạo ra 1,7 triệu việc làm mới trong năm 2009.

Trong đó, 6 tháng đầu năm 2009, cả nước chỉ đạt 38,2% so với chỉ tiêu. Trong khi hoạt động xuất khẩu lao động cũng lại vô cùng khó khăn, chỉ đạt 34%, chưa kể lượng lao động phải về nước trước thời hạn.

Bởi vậy, trong cả năm nay, chúng tôi xác định chỉ có thể tạo ra khoảng 1,4 - 1,5 triệu việc làm và được như vậy cũng đã là khả quan rồi.

Cách nào để thúc đẩy việc xuất khẩu lao động trong 6 tháng cuối năm?

Vừa rồi, chúng tôi đã ký được một số hợp đồng xuất khẩu lao động sang các thị trường mới, chẳng hạn như ở Trung Đông. Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ nhắm tới một số thị trường khác có yêu cầu cao hơn về lao động như một số nước ở châu Âu.

Còn những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và một số nước khác thì chúng ta vẫn phải cố gắng duy trì, và thực tế các lao động vẫn xuất khẩu sang làm việc tại các nước này chứ không phải họ không tiếp nhận lao động của chúng ta nữa, chỉ có điều là mức độ tiếp nhận thấp hơn và chúng ta vẫn phải tiếp tục đàm phán để tạo điều kiện cho nhiều người lao động của chúng ta được xuất khẩu lao động. Trong trường hợp bất khả kháng, người lao động phải về nước trước thời hạn thì nhà nước sẽ giúp họ về bằng chính sách hỗ trợ lao động ngoài nước.

Còn về tình trạng lao động phổ thông của nước ngoài tràn vào Việt Nam, làm sao kiểm soát?

Hiện Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ LĐTB-XH giải quyết những tồn tại về lao động phổ thông của nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, không thể đẩy người ta về nước trong một sớm một chiều được mà phải tuyên truyền, đặc biệt là làm việc với các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài để giải thích cho họ rằng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ chưa đủ điều kiện, chưa có giấy phép để làm việc tại Việt Nam. Một trong những cách để hạn chế lao động nước ngoài là đề nghị Bộ Ngoại giao không gia hạn thêm visa cho các lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam nữa.

Hiện nay, việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam có 4 bộ cùng liên quan. Chẳng hạn, việc cấp visa cho họ nhập cảnh thuộc Bộ Ngoại giao. Trong trường hợp họ vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch (qua biên giới trên đất liền) thì thuộc trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Còn nếu họ nhập cảnh qua các sân bay quốc tế thì thuộc trách nhiệm của Bộ Công an. Rồi Bộ Tư pháp cũng có những quy định liên quan đến việc quản lý lao động nước ngoài. Do đó, để quản lý được lao động nước ngoài tại Việt Nam thì phải có sự phối hợp chặt chẽ của cả 4 bộ. Tuy nhiên, sự thực là người lao động nước ngoài đã vào nước ta bằng nhiều con đường và các doanh nghiệp sử dụng họ lại không đăng ký, khai báo với chính quyền địa phương nên chúng ta không quản lý được, chỉ khi chúng ta thanh tra, kiểm tra mới phát hiện được.

Ý kiến của bộ về 3 vụ tai nạn liên tiếp tại tòa nhà cao nhất Việt Nam ra sao?

Việc trong một tuần mà để xảy ra 3 vụ tai nạn ở một tòa nhà là đơn vị thi công đã không đảm bảo an toàn cho người lao động và chưa chấp hành nghiêm pháp luật lao động. Chúng ta phải coi tai nạn lao động cũng nhức nhối như tai nạn giao thông. Hiện nay, tai nạn lao động đa phần là do chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, bản thân người lao động phải tự biết bảo vệ mình, nếu chủ sử dụng lao động không trang bị các thiết bị bảo hộ lao động thì phải yêu cầu vì trong luật lao động đã quy định.

PHÚC HẬU

  •  Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc gia tăng

Tại cuộc họp báo ngày 30-7 về tình hình, kết quả bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng công an trong 6 tháng đầu năm 2009, Bộ Công an cho biết, thời gian qua, một trong những vấn đề nổi cộm là tình trạng người nước ngoài vi phạm các quy định về xuất, nhập cảnh và cư trú ở Việt Nam để tìm việc làm và có các hoạt động phức tạp.

Đáng lưu ý, hiện nay tình hình lao động Trung Quốc, nhất là lao động phổ thông tự phát nhập cảnh Việt Nam với các lý do khác nhau, rồi tìm cách gia hạn để cư trú trái phép, làm ăn lâu dài ở Việt Nam có xu hướng gia tăng. Thống kê ban đầu cho thấy, hiện có khoảng 3,5 vạn lao động Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, tập trung ở một số địa bàn trọng điểm như: TPHCM, Tây Nguyên và miền Trung. Thậm chí, có nhiều người không đủ tiêu chuẩn lao động, hoặc chỉ là lao động phổ thông nhưng vẫn được phía Trung Quốc cấp hộ chiếu công vụ. Ngoài ra, cũng đã phát hiện 8 trường hợp ở Thanh Hóa và 1 ở Ninh Bình là người lao động Trung Quốc kết hôn với người Việt Nam nhưng không đăng ký theo quy định.

TR. KIÊN

Tin cùng chuyên mục