Năm 2013, gia đình bà Đỗ Thị Thanh Hà (ngụ đường 11, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM) làm hồ sơ hoàn công căn nhà mới xây. Cơ quan chức năng hướng dẫn bà Hà nộp hồ sơ theo quy định. Sau 48 ngày, địa phương yêu cầu bà nộp giấy xác nhận chồng bà đã mất. Đi làm thủ tục trên, bà được hướng dẫn ra phường xác nhận chữ ký. Nhận giấy tờ, cơ quan chức năng lại tiếp tục hướng dẫn bổ túc thủ tục chứng minh người nhà ủy quyền cho bà làm hồ sơ. Sau nhiều lần chật vật với nhiều hướng dẫn, bà Hà yên tâm đợi nhận giấy chứng nhận. Thế nhưng...
Điệp khúc hướng dẫn
Bà Hà kể lại, sau khi tiếp tục nộp hồ sơ với đầy đủ giấy tờ như yêu cầu, bà... nhận hướng dẫn sang Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) quận. Ở đây, bà Hà tiếp tục nghe... hướng dẫn bổ sung giấy xác nhận bà là người đứng tên chủ quyền nhà. Sau đó, Phòng TN-MT thông báo hồ sơ mất bản chính hợp đồng thi công nên chưa thể làm thủ tục. Gần 5 năm trôi qua, căn nhà vẫn chưa có giấy hoàn công.
Điệp khúc hướng dẫn
Bà Hà kể lại, sau khi tiếp tục nộp hồ sơ với đầy đủ giấy tờ như yêu cầu, bà... nhận hướng dẫn sang Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) quận. Ở đây, bà Hà tiếp tục nghe... hướng dẫn bổ sung giấy xác nhận bà là người đứng tên chủ quyền nhà. Sau đó, Phòng TN-MT thông báo hồ sơ mất bản chính hợp đồng thi công nên chưa thể làm thủ tục. Gần 5 năm trôi qua, căn nhà vẫn chưa có giấy hoàn công.
“Tôi tha thiết muốn gặp lãnh đạo quận để trình bày, mong lãnh đạo linh động giải quyết. Vậy mà, mỗi lần đến là cán bộ tiếp dân trả lời rằng lãnh đạo bận nhiều việc nên không hứa cụ thể thời gian. Mình tôi chăm sóc mẹ già ốm nặng, nên không thể ngày nào cũng chờ lãnh đạo”, bà Hà chán nản.
Tương tự, ông Lê Tiến Xuyến (ngụ quận Thủ Đức) cho biết ông gửi đơn kiện một công ty bất động sản lên TAND quận 10. Một thời gian dài ông không thấy thư mời hay giấy triệu tập làm việc. Do đó, ông nhiều lần đến tòa, chủ động liên hệ, nhưng chưa lần nào thành công. Hồ sơ khởi kiện có hiệu lực đến ngày 13-7-2017. Vì thế, ông lo lắng vụ việc có thể bị lãng quên.
Tương tự, ông Lê Tiến Xuyến (ngụ quận Thủ Đức) cho biết ông gửi đơn kiện một công ty bất động sản lên TAND quận 10. Một thời gian dài ông không thấy thư mời hay giấy triệu tập làm việc. Do đó, ông nhiều lần đến tòa, chủ động liên hệ, nhưng chưa lần nào thành công. Hồ sơ khởi kiện có hiệu lực đến ngày 13-7-2017. Vì thế, ông lo lắng vụ việc có thể bị lãng quên.
Ông Nguyễn Văn Đồng (ngụ phường Linh Trung, quận Thủ Đức) phản ánh nhiều lần ông đề nghị gặp lãnh đạo quận, nhưng luôn nhận câu trả lời “kinh điển”: lãnh đạo bận. Ở phường Linh Trung (quận Thủ Đức), ông Vũ Văn Quang không hài lòng trước thái độ tiếp dân trong quá trình giải quyết tranh chấp tại khu phố ông cư trú.
Nhận xét về công tác tiếp dân trên địa bàn, không ít cử tri quận 2 than phiền vì thái độ tiếp dân của cán bộ, lãnh đạo.
Nhận xét về công tác tiếp dân trên địa bàn, không ít cử tri quận 2 than phiền vì thái độ tiếp dân của cán bộ, lãnh đạo.
Theo ông Nguyễn Phi Thường (ngụ phường Bình Khánh), người dân trông chờ lãnh đạo quận tích cực xuống địa bàn, nhiệt tình quan sát và nghe dân trình bày nguyện vọng. Gặp lãnh đạo, người dân có nhiều cơ hội cập nhật thông tin, chia sẻ vướng mắc cùng chính quyền.
Không chỉ dân đi lòng vòng
Tiếp nhận vụ việc bà Đỗ Thị Thanh Hà, ông Lê Xuân Tùng, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Thủ Đức, đề nghị bà Hà đến văn phòng để tiếp tục... nghe hướng dẫn. Ông Tùng giải thích, nhà bà Hà xây dựng sai phép hơn 95m2. Từ 2015, Sở TN-MT TPHCM mới ra quyết định cho phép xem xét cấp giấy hoàn công nhà xây sai phép như trường hợp trên. Về việc hồ sơ mất hợp đồng thi công, bà Hà phải làm cam kết hợp đồng đã mất, thì chi nhánh sẽ nhận hồ sơ.
Ghi nhận nhiều ý kiến liên quan đến công tác cải cách hành chính, đại diện lãnh đạo quận Thủ Đức cho hay UBND quận đang gấp rút rà soát, chấn chỉnh công tác tiếp dân, quy trình thủ tục làm hồ sơ trong nhiều lĩnh vực. Trong 6 tháng đầu năm 2017, UBND quận đã gửi 10 thư xin lỗi đến người dân vì sự chậm trễ, sai sót trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Quận công khai lịch tiếp dân tại UBND quận và các phường. Tương tự, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng khẳng định, lãnh đạo quận thường xuyên làm việc trực tiếp với người dân ở khu dân cư. Đối với những vụ việc vượt thẩm quyền, quận sẽ ghi nhận và gửi lên cấp trên.
Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM, hoan nghênh cách chính quyền một số địa phương không ngại đối thoại, có động thái giải quyết rốt ráo. Tuy nhiên, theo đồng chí, việc chính quyền hướng dẫn nhân dân quy trình thủ tục hành chính là nhiệm vụ đương nhiên. “Việc quan trọng chính quyền cần làm là làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân xảy ra tình trạng “ngâm” hồ sơ, chứ không thể tiếp tục... hướng dẫn, chỉ dân đi lòng vòng như trường hợp gia đình bà Hà. Mong lãnh đạo các ban ngành, địa phương làm rõ vấn đề, coi đây là bài học kinh nghiệm. Khi người dân làm thủ tục hành chính, chính quyền chỉ hướng dẫn suông thì chưa đạt yêu cầu tiếp dân. Người dân chưa đồng tình có thể do chưa nắm rõ thông tin hoặc chính quyền chưa làm việc thấu tình, đạt lý. Trong tất cả các vụ việc, chính quyền cần đánh giá trách nhiệm cụ thể, giải đáp thắc mắc để đảm bảo quyền lợi cho dân. Lãnh đạo nên theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình làm việc của cấp dưới sau khi phân công công việc. Việc làm này thể hiện ý thức, thái độ phục vụ nhân dân”, Chủ tịch HĐND TP lưu ý.
Không chỉ dân đi lòng vòng
Tiếp nhận vụ việc bà Đỗ Thị Thanh Hà, ông Lê Xuân Tùng, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Thủ Đức, đề nghị bà Hà đến văn phòng để tiếp tục... nghe hướng dẫn. Ông Tùng giải thích, nhà bà Hà xây dựng sai phép hơn 95m2. Từ 2015, Sở TN-MT TPHCM mới ra quyết định cho phép xem xét cấp giấy hoàn công nhà xây sai phép như trường hợp trên. Về việc hồ sơ mất hợp đồng thi công, bà Hà phải làm cam kết hợp đồng đã mất, thì chi nhánh sẽ nhận hồ sơ.
Ghi nhận nhiều ý kiến liên quan đến công tác cải cách hành chính, đại diện lãnh đạo quận Thủ Đức cho hay UBND quận đang gấp rút rà soát, chấn chỉnh công tác tiếp dân, quy trình thủ tục làm hồ sơ trong nhiều lĩnh vực. Trong 6 tháng đầu năm 2017, UBND quận đã gửi 10 thư xin lỗi đến người dân vì sự chậm trễ, sai sót trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Quận công khai lịch tiếp dân tại UBND quận và các phường. Tương tự, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng khẳng định, lãnh đạo quận thường xuyên làm việc trực tiếp với người dân ở khu dân cư. Đối với những vụ việc vượt thẩm quyền, quận sẽ ghi nhận và gửi lên cấp trên.
Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM, hoan nghênh cách chính quyền một số địa phương không ngại đối thoại, có động thái giải quyết rốt ráo. Tuy nhiên, theo đồng chí, việc chính quyền hướng dẫn nhân dân quy trình thủ tục hành chính là nhiệm vụ đương nhiên. “Việc quan trọng chính quyền cần làm là làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân xảy ra tình trạng “ngâm” hồ sơ, chứ không thể tiếp tục... hướng dẫn, chỉ dân đi lòng vòng như trường hợp gia đình bà Hà. Mong lãnh đạo các ban ngành, địa phương làm rõ vấn đề, coi đây là bài học kinh nghiệm. Khi người dân làm thủ tục hành chính, chính quyền chỉ hướng dẫn suông thì chưa đạt yêu cầu tiếp dân. Người dân chưa đồng tình có thể do chưa nắm rõ thông tin hoặc chính quyền chưa làm việc thấu tình, đạt lý. Trong tất cả các vụ việc, chính quyền cần đánh giá trách nhiệm cụ thể, giải đáp thắc mắc để đảm bảo quyền lợi cho dân. Lãnh đạo nên theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình làm việc của cấp dưới sau khi phân công công việc. Việc làm này thể hiện ý thức, thái độ phục vụ nhân dân”, Chủ tịch HĐND TP lưu ý.
Bà Đỗ Thị Thanh Hà cho biết, sau khi nhận phản ánh, lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Thủ Đức đã mời bà lên trụ sở, đích thân xin lỗi và hẹn bà ngày 17-7-2017 đến nhận giấy hoàn công.