Trong khi các nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu chứng kiến một số dấu hiệu hồi phục, tình hình nợ công ở eurozone cũng dần được ổn định, thì ở nhiều thị trường mới nổi, tình hình lại không khả quan như vậy.
Một mặt, sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển có lợi do là những đối tác thương mại quan trọng. Nhưng mặt khác, sự phục hồi ở thế giới phát triển có thể thay đổi hướng và khối lượng của dòng vốn. Một số nền kinh tế thị trường mới nổi, mà đặc biệt phụ thuộc vào vốn từ ngoài, như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ - hay còn gọi là “Nhóm dễ vỡ” - đã có kinh nghiệm đau thương về sự mất giá nhanh chóng của đồng nội tệ hồi năm ngoái. Tất cả những thực tế này đặt ra câu hỏi liệu các nền kinh tế mới nổi của châu Á đang đối mặt với tình huống tương tự xảy ra ngay trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á?
Các nền kinh tế đã trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính trong những năm 1990 như Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan… đều có sự trải nghiệm về thâm hụt tài khoản vãng lai liên tục và khá lớn. Hiện nay, tất cả những nền kinh tế này và những nền kinh tế khác đã chủ động tăng mạnh dự trữ ngoại hối. Mục đích của những động thái này là củng cố khả năng chống đỡ cuộc khủng hoảng trên thị trường ngoại hối tiếp theo.
Kho dự trữ ngoại hối lớn nhất của 12 nước đang phát triển (trừ Trung Quốc) đã tăng 34 tỷ USD trong 3 tháng qua, nâng tổng dự trữ ngoại hối lên đến 2,98 ngàn tỷ USD tính đến ngày 30-4. Đây là con số lớn nhất kể từ khi Bloomberg thu thập dữ liệu từ năm 2008. Các nước đổ xô mua USD nhằm ghìm đà tăng của thị trường mới nổi do động thái này sẽ khiến giá xuất khẩu cao hơn mặc dù tạo thêm nguồn lực giúp hạn chế bán tháo trong tương lai.
Trong 12 nền kinh tế mới nổi, Ấn Độ, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng nắm giữ lên mức cao nhất nhờ chính phủ đã thành công trong nỗ lực thu hút giới đầu tư tăng trở lại, chủ yếu là do hoạt động mua tài sản của các nước trong khối. Đối với các nước mà tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, việc xây dựng kho dự trữ ngoại hối sẽ giúp giảm đà tăng của đồng tiền, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Mặc dù phát triển của tín dụng tư nhân lẫn vốn hóa thị trường chứng khoán được kiềm chế tốt so với thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính châu Á, nhưng thực tế gần đây cho thấy, các thị trường mới nổi vẫn bị tụt lại phía sau các nước công nghiệp trong giá trị vốn hóa của thị trường trái phiếu tư nhân. Các nhà phân tích cho rằng, toàn cầu hóa tài chính hiện nay đã làm cho giá tài sản trong nước và lãi suất dễ bị tổn thương hơn. Bởi nếu các thị trường tài chính trong nước dễ bị tổn thương trước các yếu tố quốc tế, nó có thể giúp tách lãi suất ngắn hạn và dài hạn.
Tất cả điều này cho thấy rằng, khả năng mất kiểm soát lãi suất dài hạn ở châu Á là ít hơn bởi vì hệ thống tài chính của họ vẫn dựa vào tài chính ngắn hạn. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là các nền kinh tế mới nổi châu Á đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lương nan. Trong khi châu Á muốn phát triển thị trường tài chính để tài trợ cho nhu cầu dài hạn, thì điều này cũng khiến cho sự kiểm soát của họ đối lãi suất dài hạn sẽ trở thành một vấn đề lớn hơn.
HẠNH CHI