Ngày 9-5, tại Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), Quy Nhơn, Bình Định đã diễn ra hội thảo quốc tế chủ đề “Khoa học để phát triển”. Hội thảo do Tổ chức Khoa học và Giáo dục - Gặp gỡ Việt Nam (Hội GGVN) phối hợp với Bộ KH-CN, UBND tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu phát triển Pháp chi nhánh tại Việt Nam tổ chức tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm thành lập hội GGVN.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các bộ ngành TƯ, Văn phòng Quốc hội, đại diện Liên minh Nghị viện thế giới, Tổ chức cấm vũ khí hoá học (OPCW), trong đó có 2 nhà khoa học đoạt giải Nobel là GS Gerard ‘t Hooft - giải Nobel Vật lý năm 1999 và GS Finn Kydland - người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2004.
GS Nguyễn Văn Hiệu cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến vợ chồng GS Trần Thanh Vân đã xây dựng nên trung tâm ICISE, đóng góp to lớn cho nền khoa học - kỹ thuật Việt Nam, gắn kết khoa học trong và ngoài nước.

Tại phiên khai mạc, phát biểu của 2 nhà khoa học đoạt giải Nobel nhận được sự chú ý của các đại biểu.
GS Gerard ‘t Hooft - người nhận giải Nobel Vật lý - lý giải vì sao ở khu vực châu Âu khoa học công nghệ phát triển hơn châu Á.
“Tôi khuyên các bạn làm khoa học nếu chưa giỏi tiếng Anh phải học ngay, vì đó là ngôn ngữ của khoa học. Người làm khoa học phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời được những câu hỏi này. Nếu không biết đặt câu hỏi thì không thể trả lời được, tức là nghiên cứu không thể thành công”, GS Gerard ‘t Hooft chia sẻ.
GS Finn Kydland - người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2004 - đã phát biểu nhấn mạnh về mức độ tương tác kinh tế và khoa học mà các nước đã đạt được.
“Sự mất bình đẳng gia tăng ở các nước như thế nào trong một vài thập kỷ qua? Tôi đã nghĩ về vấn đề này và thấy rằng, có khoảng cách lớn giữa các nước với nhau”, ông chia sẻ.
Ông cũng cho rằng, nền kinh tế mỗi quốc gia phụ thuộc vào thể chế của nước đó, bao gồm nhiều vấn đề như chính sách, vốn... nhưng trong đó khoa học công nghệ tác động rất lớn đến sự phát triển.
“Khi một quốc gia không có các thể chế, yêu cầu để có thể cam kết các chính sách tốt cho khoa học công nghệ thì khó để tác động trong ngắn hạn cho sự phát triển, thậm chí có thể gây tác động xấu cho xã hội. Ví dụ một quốc gia không phát triển mạnh về y khoa thì trẻ em lớn lên có chiều cao thấp hơn”, GS Finn Kydland nói.
Trong các phát biểu của đại diện Tổ chức cấm vũ khí hoá học (OPCW), Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu... đều nhấn mạnh khoa học không có biên giới, lãnh thổ; là yếu tố đặc biệt quan trọng đểu thúc đẩy phát triển ở mỗi quốc gia cũng như góp phần vào tăng cường đối thoại, bảo vệ hòa bình thế giới...
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đột phá trong quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong quản lý dân cư
-
Đào sỏi, có kiếm ra vàng?
-
TPHCM cần có chương trình ứng dụng 5G
-
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là tối quan trọng
-
Viettel định hình là nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam
-
FPT lập liên doanh chuyển đổi số với Toyota
-
Công ty M3 cung cấp thiết bị cho Tập đoàn Hàng không vũ trụ Meggitt
-
Tấn công giao dịch qua điện thoại, lừa đảo qua Facebook gia tăng
-
Gia tăng giá trị đầu tư công nghệ cao