Năm 2020, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng công tác bồi dưỡng giáo viên không bị đình trệ. Hơn 27.000 giáo viên phổ thông cốt cán đã tham gia bồi dưỡng mô đun (việc sử dụng, đánh giá, xây dựng phương pháp dạy học, giáo dục… cho học sinh các cấp học) 2, 3 với tỷ lệ hoàn thành bồi dưỡng đều trên 100% so với chỉ tiêu. Số lượng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán tham gia bồi dưỡng và hoàn thành khóa học cũng đạt 110%...
Quá trình triển khai cũng làm nổi lên vấn đề khó khăn là tình trạng thiếu hụt về số lượng giáo viên phổ thông cốt cán và sự mất cân đối về cơ cấu đội ngũ cốt cán ở một số môn học.
Theo kế hoạch, năm 2021 việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cốt cán sẽ tiến hành ở các mô đun 4, 5, 9 theo mô hình 7 ngày học trực tuyến trên hệ thống LMS; 2 ngày bồi dưỡng trực tiếp với giảng viên sư phạm; 7 ngày tiếp tục học trực tuyến và hoàn thành các bài kiểm tra đầu ra. “Tuyệt đối không bố trí giáo viên đứng lớp khi chưa qua bồi dưỡng. Nếu xảy ra tình trạng này thì trách nhiệm thuộc về giám đốc sở GD-ĐT”, Bộ GD-ĐT chỉ rõ.
Các tin, bài viết khác
-
Thí sinh là F0 tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại phòng thi riêng
-
Sẽ có nhiều thay đổi về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên
-
Hạnh phúc nhờ tình yêu trẻ
-
Hơn 500 học sinh, sinh viên thi tay nghề
-
Đề xuất không tăng học phí từ đầu năm học 2022-2023
-
Chọn trường cho con: Học trường nào không quan trọng bằng đi đường dài
-
TPHCM đề xuất tăng học phí: Áp lực chồng áp lực
-
Chia sẻ kinh nghiệm trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
-
TPHCM: Rà soát điều kiện tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT tư thục
-
Livestream tư vấn chọn trường nào cho con, công lập, tư thục hay quốc tế?