Kinh tế xanh, giải quyết rác thải đô thị

Bản nghiên cứu chung giữa Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), Chương trình định cư con người (UN-HABITAT) và Ủy ban cố vấn của Tổng Thư ký LHQ về nước và vệ sinh (UNSGAB), công bố ngày 23-3 cho biết, việc biến đổi 2 triệu tấn rác thải đổ vào môi trường hàng ngày thành các nguồn tài nguyên sạch, có lợi về kinh tế đang trở thành thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21.

Bản nghiên cứu chung giữa Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), Chương trình định cư con người (UN-HABITAT) và Ủy ban cố vấn của Tổng Thư ký LHQ về nước và vệ sinh (UNSGAB), công bố ngày 23-3 cho biết, việc biến đổi 2 triệu tấn rác thải đổ vào môi trường hàng ngày thành các nguồn tài nguyên sạch, có lợi về kinh tế đang trở thành thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21.

Thách thức này ngày càng tăng do trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng nhanh. Dân số thế giới sẽ tăng gấp đôi trong 40 năm tới trong khi hầu hết các TP đều thiếu các tiện nghi quản lý và xử lý rác thải do cơ sở hạ tầng không thích hợp.

Nghiên cứu cho biết, hơn 80% hiện tượng ô nhiễm biển đều xuất phát từ chất thải trong đất liền. Rác thải công nghiệp, thuốc trừ sâu từ nông nghiệp, phế thải từ khai thác mỏ đã tàn phá môi trường và nguồn cung cấp nước, diện tích các vùng đất không canh tác được do ô nhiễm đã lên tới 245.000km².

UNEP khuyến cáo, những chương trình phát triển nền kinh tế xanh có thể chuyển thách thức to lớn này thành cơ hội với nhiều lợi ích cho con người và môi trường. Các chương trình hành động này bao gồm tiết kiệm chi phí phân bón cho nông dân, nghiên cứu phát triển tái chế rác thải, bảo tồn hạ tầng sinh thái tại các cơ sở sản xuất công nghiệp... 

N.PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục