Theo hợp đồng ký kết, tổng vốn cho vay của các ngân hàng cho dự án là 6.686 tỷ đồng, trong đó, VietinBank 3.300 tỷ đồng, BIDV 1.500 tỷ đồng, AgriBank 1.000 tỷ đồng và VPBank 886 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 3-12-2019, dự án đã được giải ngân 1.390 tỷ đồng trong tổng số 2.186 tỷ đồng vốn Ngân sách nhà nước.
Tại lễ ký kết, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án) cảm ơn các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để có được buổi lễ ký kết hôm nay.
Theo cam kết của các bên, trong tháng 1-2020 sẽ giải ngân, với tiến độ thi công 3 ca/ngày và bằng mọi giá hoàn thành trong năm 2021. Mặt dù dự án triển khai thi công trong điều kiện “ép” tiến độ nhưng chủ đầu tư cam kết dự án về đích đúng như cam kết với Thủ tướng Chính phủ và tất nhiên chất lượng công trình đảm bảo.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Nhật đánh giá cao sự cố gắng các đơn vị đã cố gắng hết mình để ký kết được hợp đồng hôm nay, nhất là Ngân hàng Nhà nước đã đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện các dự án hạ tầng. Tuy nhiên, các bên cần phải nổ lực để dự án đảm bảo chất lượng và hoàn thành đúng như cam kết.

Tổng vốn đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là 12.668 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp 2.186 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác cam kết đạt tối thiểu 3.400 tỷ đồng. |
Các tin, bài viết khác
-
Nên phát triển đô thị theo 2 hướng chính: Đông và Tây Bắc
-
Xây thêm 10 nút giao BOT trên quốc lộ 51: Nên hay không?
-
CSGT TPHCM đã cấp đổi biển số nền màu vàng cho hơn 31.000 phương tiện
-
Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn an toàn, sẵn sàng hoạt động trở lại
-
Bình Phước đề xuất xây dựng sân bay lưỡng dụng 500ha
-
Nên làm làn đường ưu tiên cho xe buýt
-
Kiên Giang khẩn cấp xử lý sạt lở đê biển Tây
-
Sao không thực hiện lời hứa với dân?
-
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội lùi thời điểm khai thác
-
Hầm Hải Vân 2 tiếp tục mở cửa cho phương tiện lưu thông