Lợi ích song phương

Tại cuộc họp các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương vừa diễn ra ở Port Moresby, Papua New Guinea, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ sẽ là đối tác đáng tin cậy của các quốc đảo nhỏ.

Được tổ chức sau 8 năm gián đoạn, diễn đàn này nhằm tạo động lực mới cho sự hiện diện của Ấn Độ tại các đảo quốc Thái Bình Dương, mở ra bước ngoặt cho quan hệ hai bên.

Theo giới quan sát, việc tăng tốc kết nối với các quốc đảo Thái Bình Dương bắt nguồn từ việc có một số lượng lớn dân số thuộc sắc tộc Ấn Độ trong khu vực đã đạt được những thành công về mặt thương mại. Theo ông Rafiq Dossani, Giám đốc Trung tâm RAND về chính sách châu Á - Thái Bình Dương, có trụ sở tại Mỹ, sự quan tâm của Ấn Độ đối với khu vực này cũng là một phần trong cam kết về ý thức hệ đối với Nam bán cầu và giúp thực hiện tham vọng trở thành một cường quốc của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế gần đây của Ấn Độ cho phép nước này đưa nhiều nguồn lực tới các quốc đảo Thái Bình Dương để hỗ trợ các nước phát triển. Ấn Độ đã dành nhiều khoản viện trợ phát triển các gói tín dụng cho vay, gửi tặng hàng cứu trợ nhân đạo trong nhiều thời điểm khó khăn. Ấn Độ cũng có thế mạnh chia sẻ và hỗ trợ cho các quốc đảo này trong thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu với các thách thức thiên nhiên, y tế và dược phẩm, phát triển nguồn nhân lực, khai thác, thăm dò khí đốt, phát triển năng lượng mặt trời…

Theo GS Harsh V. Pant, Đại học King’s College London, cách tiếp cận của Ấn Độ thiên về phát triển. New Delhi cố gắng thể hiện tiếng nói của các nước đang phát triển tại các nền tảng như G20 mà nước này hiện đang làm chủ tịch. Ấn Độ là thành viên duy nhất của nhóm Bộ tứ (Quad) có thể giúp các quốc gia Thái Bình Dương cải thiện các mặt an sinh như cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công nghệ thông tin, hệ thống năng lượng chất lượng với giá cả phải chăng. Xa hơn, Ấn Độ còn mong muốn cùng các nước đang phát triển góp tiếng nói định hình các vấn đề trọng đại của toàn cầu hiện nay như xác lập trật tự đa phương mới, cải tổ Liên hiệp quốc, giải quyết các thách thức mà nhân loại đang đối mặt.

Đọc nhiều nhất

PlasticRoad ở Hà Lan

Giải pháp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, vật liệu xây dựng và hoạt động xây dựng đóng góp gần 40% tổng lượng CO2 mà con người tạo ra mỗi năm. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cũng như kiểm soát việc khan hiếm nguồn cung, một số quốc gia trên thế giới nghiên cứu và đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng bền vững hơn.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

AI giúp phát hiện sớm gen gây bệnh

Các nhà nghiên cứu tại Công ty DeepMind của Google đã thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các gen có khả năng gây bệnh, đồng thời tin rằng, họ đã xác định được 89% các đột biến quan trọng về gen.