Lý Hùng xúc động kể chuyện phim "Tây Sơn hào kiệt"

Nam diễn viên vẫn nhớ vẹn nguyên những ký ức khi thực hiện Tây Sơn hào kiệt - bộ phim cuối cùng do cha anh, cố NSND Lý Huỳnh thực hiện trong vai trò đạo diễn cách đây 14 năm.

ly hung 4.jpg
Sự kiện giao lưu với đoàn phim Tây Sơn hào kiệt được tổ chức tối 9-4 tại Công viên điện ảnh, TP Thủ Đức. Ảnh: THANH TRÚC

Trong khuôn khổ LHP quốc tế TPHCM (HIFF) 2024, tối 9-4, tại Công viên điện ảnh diễn ra buổi giao lưu với đoàn phim Tây Sơn hào kiệt, gồm các diễn viên Công Hậu và Lý Hùng. Sự kiện đã thu hút sự quan tâm đông đảo của khán giả.

Tại sự kiện, diễn viên Lý Hùng bày tỏ niềm hạnh phúc và xúc động khi bộ phim Tây Sơn hào kiệt do cha anh - cố NSND Lý Huỳnh thực hiện được giới thiệu và có buổi giao lưu trực tiếp với khán giả tại HIFF 2024.

“Cha tôi vốn là một võ sư. Ông rất tâm đắc và tôn sùng Hoàng đế Quang Trung. Mong muốn của gia đình Lý Hùng khi làm bộ phim này là cho con cháu, thế hệ trẻ sau này của chúng ta xem lại và biết được lịch sử hào hùng của dân tộc. Đặc biệt là những vị anh hùng đã đứng lên, anh dũng hy sinh để cứu nước, giữ nước và dựng nước ở Việt Nam”, diễn viên Lý Hùng chia sẻ.

ly hung 3.jpg
Diễn viên Lý Hùng kể nhiều kỷ niệm đáng nhớ khi thực hiện bộ phim. Ảnh: THANH TRÚC

Khi được hỏi về thách thức mà đoàn làm phim gặp phải trong quá trình thực hiện Tây Sơn hào kiệt, diễn viên Công Hậu chia sẻ hai khó khăn lớn nhất là nội dung của phim và vấn đề kinh phí sản xuất.

“Khi làm về bộ phim có đề tài lịch sử, nội dung kịch bản được xây dựng cần chuẩn và xác thực. Đối với vấn đề kinh phí, sản xuất phim cổ trang lịch sử rất tốn kém về phục trang, voi, ngựa phục vụ cho quá trình sản xuất, các đạo cụ và tạo dựng hay tìm kiếm bối cảnh phù hợp. Mọi thứ đều phải được chuẩn bị và đầu tư rất chỉn chu”, diễn viên Công Hậu chia sẻ.

ly hung 1.jpg
Khán giả có cơ hội thưởng thức một trích đoạn ngắn trong phim. Ảnh: THANH TRÚC

Diễn viên Lý Hùng chia sẻ thêm, đoàn làm phim cần phải huy động một lượng lớn voi ở Tây Nguyên và dàn diễn viên quần chúng hùng hậu với khoảng 2.000 người. Ngoài ra, tất cả bối cảnh quay phim được chọn phải giống với thời xưa và nếu không có thì đoàn phim phải dựng lại hoặc đi rất xa để tìm, ví dụ như ra Huế.

“Làm phim cổ trang lịch sử Việt Nam chứa đựng nhiều trắc trở nên phải đam mê, yêu nghề mãnh liệt và dày công khổ luyện mới thực hiện được các tác phẩm và thể hiện trọn vẹn xuất sắc các nhân vật lịch sử, truyền tải đúng tinh thần dân tộc”, diễn viên Lý Hùng bộc bạch.

ly hung 5.jpg
ly hung 6.jpg
Buổi giao lưu thu hút đông đảo khán giả tham gia. Ảnh: THANH TRÚC

Trước quan ngại về sự thiếu hụt các bộ phim lịch sử, diễn viên Lý Hùng bày tỏ mong muốn: “Nước ta có nhiều vị anh hùng dân tộc nhưng chưa được khai thác nhiều để dựng thành phim. Do đó, tôi hy vọng, nếu có cơ hội, gia đình Lý Hùng sẽ tiếp tục sản xuất những bộ phim lịch sử nói về các anh hùng của Việt Nam. Với kinh nghiệm sản xuất nhiều phim cổ trang, chúng tôi mong có thể đem đến những tác phẩm điện ảnh xuất sắc và chuyển tải thông điệp lịch sử ý nghĩa”.

Diễn viên Lý Hùng chia sẻ kỷ niệm khi đóng Tây Sơn hào kiệt. Video: THANH TRÚC

Tại buổi giao lưu, diễn viên Lý Hùng cũng dành tặng khán giả một màn trình diễn đặc biệt trong vai trò ca sĩ.

Bên cạnh đó, các ca sĩ khách mời: Phương Thanh, Nguyễn Phi Hùng cũng có mặt và gửi đến khán giả những phần trình diễn khuấy động bầu không khí.

ly hung 8.jpg
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng. Ảnh: HIFF
ly hung 10.jpg
Và ca sĩ Phương Thanh khuấy động không khí cho khán giả. Ảnh: HIFF

Tây Sơn hào kiệt là một bộ phim lịch sử hoành tráng và công phu của nền điện ảnh Việt Nam. Đây cũng là một trong những tác phẩm tâm huyết của đạo diễn - cố NSND Lý Huỳnh. Ông đã dành nhiều tâm sức và không ngần ngại đầu tư kinh phí khá lớn, lên đến hơn 12 tỷ đồng.

Bộ phim khi được công chiếu ra mắt vào năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã tạo nên một làn sóng của điện ảnh Việt Nam và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả.

Phim tái hiện lại trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa, một trong những trận chiến chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Tin cùng chuyên mục