Mang lại âm thanh cho bé gái 40 tháng tuổi bị điếc bẩm sinh

Sáng 30-9, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố thông tin vừa thực hiện thành công ca cấy điện cực ốc tai cho bệnh nhi nữ tên Huỳnh Gia N. (40 tháng tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) bị điếc bẩm sinh. 
Các bác sĩ đang tiến hành cấy điện cực ốc tai cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đang tiến hành cấy điện cực ốc tai cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trình độ phát triển ngôn ngữ của bé rất kém, sự giao tiếp giữa bé và thế giới bên ngoài gặp rất nhiều trở ngại, bé không nghe hiểu được lời nói và tiếng động, với nhiều từ phải đoán qua cử động môi và chỉ giao tiếp được với người thân.

Qua hơn 40 tháng đầu đời sống trong tĩnh lặng, gia đình đã tìm cố gắng tìm mọi cách để bé có thể nghe được. Sau khi chọn và đến khám tại BV Nhi đồng TP, các bác sĩ đã thăm khám và tư vấn thực hiện cấy điện cực ốc tai.

Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại đưa toàn bộ các chuỗi điện cực vào trong ốc tai với mức độ an toàn và vô trùng tuyệt đối. Với chiếc điện cực ốc tai này bệnh nhân có thể nghe được âm thanh từ mọi dải tần số khác nhau. Sau đó, qua quá trình tập luyện sẽ nghe, nói gần như người bình thường.

Mang lại âm thanh cho bé gái 40 tháng tuổi bị điếc bẩm sinh ảnh 1 Hình ảnh chiếc tai điện tử sau khi được cấy vào ốc tai bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Theo bác sĩ CK2 Bạch Thiên Phương, Trưởng khoa Tai mũi họng BV Nhi Đồng TP, ca phẫu thuật được thực hiện trong 2 giờ. Sau khi đặt điện cực ốc tai, các chỉ số kiểm tra hoạt động của tất cả các điện cực bằng cách đo trở kháng và trường (Impedence and Field Telemetry IFT) và đo đáp ứng thần kinh hạch xoắn ốc tai ART (Audio nerver Respond Telemetry) đều rất tốt.

Theo thống kê, tại Việt Nam, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có từ 1-3 trẻ bị điếc bẩm sinh. Khiếm khuyết bẩm sinh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt xã hội, sự phát triển tâm sinh lý của bệnh nhân, đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ. Trẻ bị điếc nặng và sâu thường kèm theo câm do không tiếp nhận được âm thanh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ.

Cấy ốc tai điện tử là phẫu thuật cấy ghép hệ thống điện tử phức tạp vào tai trong để kích thích dây thần kinh thính giác chuyển các xung động thần kinh lên não khiến người điếc nghe được âm thanh. Trẻ được cấy điện cực ốc tai càng sớm thì sự phát triển ngôn ngữ càng cao, tốt nhất là trước 2 tuổi. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Lực lượng thi công trên công trình xây mới Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Các dự án bệnh viện cửa ngõ TPHCM đợi bổ sung vốn

Khối lượng xây dựng mới 3 bệnh viện cửa ngõ của TPHCM đang trên đường về đích theo tiến độ, nhưng nguồn vốn để mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ cho các cơ sở này đi vào hoạt động vào cuối năm nay thì không biết đến khi nào mới có. Nguy cơ công trình phải “đắp chiếu” có thể xảy ra.

Sức khỏe cộng đồng

Vinmec được ACC công nhận là trung tâm xuất sắc về tim mạch đầu tiên tại châu Á

Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội) và Bệnh viện Vinmec Central Park (TPHCM) vừa chính thức nhận chứng chỉ của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC - American College of Cardiology) về quản lý bệnh lý suy tim và mạch vành. ACC cũng đồng thời công nhận Vinmec Times City và Vinmec Central Park là trung tâm xuất sắc (COE) về tim mạch đầu tiên tại châu Á.

Thuốc

Evusheld vẫn hiệu quả với các biến thể SARS-CoV-2 ở Việt Nam

Chiều 3-2, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có thông tin về thuốc Evusheld, khi mới đây, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) dừng cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp thuốc Evusheld cho tới khi có thông báo cập nhật của USFDA với lý do Evusheld không có tác dụng bảo vệ đối với một số biến chủng mới của SARS-CoV-2 hiện đang chiếm ưu thế tại Hoa Kỳ.