Trong ngày 1-12, toàn tỉnh Bình Định trời ngừng mưa, lũ trên các sông lớn như: sông Kôn, sông Hà Thanh, sông La Tinh, sông Lại Giang và sông An Lão bắt đầu rút dần, nhưng áp lực lũ lớn khiến nhiều vùng dân cư TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Cát, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) vẫn bị ngập lụt, chia cắt.

>>>Clip ngập lụt Bình Định:


Tại rốn lũ Phước Nghĩa, đến chiều tối cùng ngày, lũ đã rút dần, chỉ còn khoảng vài trăm nhà dân ngập sâu, một số tuyến đường chính rút nước, có thể đi bộ qua.
Từ sáng cùng ngày, lực lượng chức năng xã Phước Nghĩa, Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện cùng các đơn vị từ thiện huy động tàu thuyền, xuồng, ca nô để vào vùng ngập lụt hỗ trợ người dân.
Nhiều nhà từ thiện ở TP Quy Nhơn đã nấu nhiều suất cơm nóng để đưa vào hỗ trợ đồng bào vùng lụt. Lũ lớn khiến hạ tầng đường điện Phước Nghĩa bị hư hại, nên tranh thủ lũ rút, ngành điện lực huy động ca nô, thiết bị để nối lại điện cho bà con.


Trong chiều 1-12, ngành chức năng xã Phước Nghĩa vẫn đang liên hệ với các đầu mối, trưởng thôn vùng ngập lụt để thống kê thiệt hại. Qua thống kê sơ bộ, đợt lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho người dân Phước Nghĩa, nhiều trâu bò, gia súc, gia cầm bị chết, lúa gạo, tài sản hư hại…
Tại xã Phước Thuận, “rốn lụt” Phổ Trạch vẫn đang rút lũ, nhà dân "ló dạng" sau nhiều ngày chìm trong biển nước. Từ sáng cùng ngày, chính quyền xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước đã huy động lực lượng, phương tiện vào các vùng nhà dân ngập lũ để tiếp lương thực, nước uống cho người dân.


Lực lượng chức năng cắt cử 3 tổ, 3 xuồng máy vào tiếp nước uống, mì tôm cho người dân. Nhiều hộ dân cho biết, do nhiều ngày mưa lũ hoành hành, trong nhà hết thức ăn, nước uống nên vô cùng khó khăn.
Theo thống kê sơ bộ của ngành chức năng Bình Định, mưa lũ từ ngày 27 đến 30-11, khiến trên 31.300 nhà dân bị ngập lụt, nặng nhất tại huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn. Trong mưa lũ, địa phương di dời tập trung 38 hộ dân vùng sạt lở núi ở Quy Nhơn, Phù Cát và di dời xen ghép cho các hộ dân nằm trong diện 31.378 hộ dân bị ngập lụt.



Ngoài ra, mưa lũ làm ảnh hưởng 55 điểm trường, 16 nhà dân bị sập, hư hỏng, 176ha lúa, 72ha hoa màu, trên 31ha ruộng bị tàn phá; 1.250 con gia cầm bị nước cuốn trôi cùng hàng chục ngàn mét kè, kênh mương, bờ sông, suối, đập, đường sá, cầu cống bị sạt lở, hư hỏng. Ước tổng thiệt hại ban đầu là 149 tỷ đồng.





Theo thống kê sơ bộ, mưa lũ khiến 469ha lúa vụ mùa bị ngập nước, đổ ngã, 1.373ha hoa màu bị thiệt hại; 327 con gia súc và trên 13.000 con gia cầm bị cuốn trôi; 1 tàu cá bị chìm; hàng chục ngàn mét kênh mương, đường sá, công trình bị hư hỏng, sạt lở, bồi lấp.


Trong ngày 1-12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên đã điều động lực lượng, phương tiện cứu được 6 người nuôi bò mắc kẹt bởi lũ dữ trên sông Đà Rằng. Trong đó có 5 người ở xã Hòa Thành (thị xã Đông Hòa) 1 người ở xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa). 6 người dân này đã chủ quan ở lại chăn giữ trại bò giữa mô đất giữa sông Đà Rằng, nên khi lũ đổ về quá mạnh, trở tay không kịp.
Các tin, bài viết khác
-
Kiểm tra phòng cháy trước trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31
-
Đoàn cán bộ, thủy thủ tàu kiểm ngư KN 290 tham quan TPHCM
-
Hà Nội cam kết có hơn 23.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
-
Khai mạc ngày 23-5, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 19 ngày
-
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ tiếp công dân giải quyết việc cấp sai giấy tờ nhà đất
-
Kon Tum: Yêu cầu "thủy điện chây ỳ đền bù" tổ chức đối thoại, đo đạc đền bù cho người dân
-
Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc CDC Đồng Tháp và thuộc cấp
-
Thiêng liêng lễ truy điệu và an táng 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào
-
Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với ông Trần Văn Dũng
-
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ tiếp công dân theo đơn phản ánh