Hầu hết các ngành hàng đều đang gặp khó khăn và ghi nhận doanh số suy giảm, thậm chí cả những doanh nghiệp lớn.
Bên cạnh đó, sự gia tăng cạnh tranh cũng có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Đặc biệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và các nền tảng trực tuyến, khiến người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và có thể mua hàng trực tuyến thuận tiện hơn. Gần đây, nhìn chung thị trường bán lẻ trực tiếp (offline) khá ảm đạm nhưng các nền tảng thương mại điện tử trực tuyến (online) vẫn hoạt động khá sôi nổi.
Ngoài ra, thị trường bán lẻ cũng có một số yếu tố tích cực. Việc tăng trưởng kinh tế ổn định và việc ứng dụng công nghệ trong các hoạt động bán lẻ giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp bán lẻ đang chú trọng đến việc tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm và dịch vụ, tăng cường quảng bá và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh truyền thông và marketing hiệu quả.
Nhìn chung, việc mua sắm trực tuyến đã trở thành xu hướng phổ biến và không thể thiếu trong thói quen của người tiêu dùng hiện nay. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến có thể tận dụng cơ hội này để phát triển và duy trì doanh số bán hàng, nhất là trên các nền tảng như Shopee, TikTok, Instagram…